Bài viết thu thập thông tin từ Dự án Tuổi thơ, một sáng kiến của chính phủ Úc nhằm bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại tình dục trong hoạt động du lịch, tại Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam (2011-2014). Dự án hướng đến áp dụng phương pháp tiếp cận phòng ngừa và bảo vệ kép, hướng dẫn gia đình, cha mẹ và người chăm sóc trẻ các thông tin, kiến thức cần thiết trong việc phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ em.
Là cha mẹ hay người chăm sóc, nhiều cha mẹ, người chăm sóc trẻ biết rằng rất khó để nói chuyện về tình dục với con em. Có lẽ chính phụ huynh của cha mẹ cũng chưa bao giờ đề cập vấn đề tình dục khi còn bé, và đối với một số người, có lẽ đây là lần đầu tiên nói về điều này.
NHỮNG CÁI BẪY CỦA KẺ XÂM HẠI:
Những kẻ xâm hại sử dụng nhiều thủ đoạn để tiếp cận trẻ em và thực hiện hành vi xâm hại. Nhiều người thường nghĩ rằng, xâm hại tình dục trẻ em xảy ra một cách ngẫu nhiên bởi một người lạ. Trên thực tế, những kẻ xâm hại hoặc những kẻ môi giới thường dành nhiều thời gian để xây dựng mối quan hệ với trẻ (đôi khi là với gia đình trẻ). Từ đây, kẻ xâm hại (hoặc kể môi giới) lièn trở thành người quen, thường xuyên lui tới gia đình, tiếp xúc với trẻ.
NGOÀI THỦ ĐOẠN DỤ DỖ, KẺ XÂM HẠI CÒN CÓ THỂ SỬ DỤNG NHIỀU CÁCH THỨC KHÁC ĐỂ LÀM HẠI TRẺ:
Không phải tất cả những kẻ xâm hại đều áp dụng thủ đoạn dụ dỗ. Sẽ có nhiều hơn 1 thủ đoạn mà tội phạm xâm hại trẻ em có thể sử dụng với tuỳ đối tượng, không phải nạn nhân nào cũng trải qua cách tiếp cận giống nhau.
NHỮNG KẺ XÂM HẠI SẼ KHÔNG HOẠT ĐỘNG MỘT MÌNH, VẪN CÓ NHIỀU KẺ TIẾP TAY CHO HÀNH VI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Kẻ xâm hại có thể được người khác trợ giúp để tiếp cận trẻ và thực hiện hành vi xâm hại... Xu hướng đáng quan ngại là trẻ em bị gửi đi xa gia đình, đến các trung tâm dành cho trẻ mồ côi hay học viện. Trong một số trường hợp, cha mẹ và gia đình được thuyết phục hoặc tự ý gửi trẻ đến trung tâm dành cho trẻ mồ côi hay học viện để có cơ hội học tập tốt hơn. Với suy nghĩ rằng, con cái mình sẽ có cuộc sống tốt hơn nên cha mẹ đã đồng ý đưa con em mình ra khỏi môi trường được bảo vệ để đến một môi trường không an toàn, mà ở đó trẻ có nguy cơ bị xâm hại.
Kẻ tiếp tay có thể là người trực tiếp hiểu được mình đang tiếp tay, hoặc là người gián tiếp, vô tình giúp đỡ kẻ xâm hại trẻ em.
HẬU QUẢ CỦA XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Đối với trẻ em, xâm hại tình dục có thể mang đến những hậu quả khác nhau, về cả ngắn hạn và dài hạn. Xâm hại tình dục có gây ra tác hại tiêu cực đến trẻ em về cả mặt thể chất lẫn tinh thần.
Một trong những vấn đề nổi bật, và gây ra nhiều tổn thương không kém kẻ xâm hại, đó chính là hành vi đổ lỗi cho nạn nhân thay vì là kẻ xâm hại. Dù người đổ lỗi là gia đình, người thân hay người lạ chỉ nghe kể lại, đều mang lại nỗi đau nhất định cho trẻ và người yêu quý trẻ.
Ngoài ra, các kiểu rắc rối xã hội như vấn đề niềm tin, không có khả năng duy trì hay thiết lập các mối lập quan hệ xã hội, không hòa nhập hay khó kiếm việc làm cũng là những khó khăn nạn nhân phải đổi mặt.
Hậu quả lâu dài bao gồm trẻ em có thể bước vào con đường làm những “công việc” bị bóc lột hay không mong muốn. Hơn nữa, một tác động thế hệ phải kể đến đó chính là các trẻ em sinh ra từ các mối quan hệ có tính chất xâm hại hay sau khi bị xâm hại. Đây là một trong những điểm nhức nhối trong thực tế nhiều gia đình đang phải đối mặt mà thiếu những sự hỗ trợ cần thiết.
Không bao giờ được đổ lỗi cho trẻ vì việc bị xâm hại hay vì những hậu quả của xâm hại gây ra với gia đình và cộng đồng. Mọi trẻ em là nạn nhân của xâm hại cần phải được đảm bảo rằng đó không phải là lỗi của các em.
Không chỉ riêng cha mẹ, gia đình mà còn cần cả nhà trường, thầy cô và bạn bè của trẻ trở thành điểm tựa vững chắc cho trẻ có thể vượt qua nỗi đâu bị xâm hại. Hãy là nơi trẻ có thể tin tưởng vô điều kiện và ủng hộ trẻ vô điều kiện trong công cuộc chiến phòng chống xâm hại tình dục. Trẻ có thể bị tổn thương bởi kẻ xâm hại nhưng hãy giúp trẻ luôn có chỗ dựa, nhận thức được bản thân được yêu thương và tin tưởng bởi những người xung quanh.
-------------
Nguồn tham khảo:
https://www.wvi.org/sites/default/files/VIETNAMESE_Parents%20&%20carers%20Toolkit.pdf
-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616