• 111
  • lang
  • lang

Chọn lọc thông tin cẩn trọng là cách để lao động di cư có hành trình di cư an toàn (Phần 1)

Di cư an toàn là một lựa chọn khôn ngoan và luôn được khuyến khích để có thể bảo đảm sự an toàn cho người lao động. Để có được trải nghiệm an toàn trong khi di cư, sẽ có rất nhiều yếu tố mang tính quyết định. Nhưng quan trọng nhất và cơ bản nhất chính là thông tin mà người lao động tiếp cận.

Theo kết quả một nghiên cứu được hợp tác thực hiện bởi IOM Việt Nam và Đại học Bedfordshire tại Vương quốc Anh, các nạn nhân người Việt Nam bị mua bán thường khởi đầu hành trình di cư bằng một quyết định lý trí nhưng lại dựa trên thông tin hạn chế hoặc không đáng tin cậy từ các nguồn tin không chính thống, hoặc thậm chị là nguồn thông tin sai trái từ nhóm người lừa đảo.

Khi Internet và các thiết bị điện tử, thiết bị thông minh trở nên phổ biến và dễ dàng tiếp cận hơn, điều này đồng nghĩa với việc lượng thông tin cũng có thể dễ dàng được truyền tải và tiếp nhận bởi nhiều người dùng cùng lúc. Tuy nhiên, những thông tin không chính xác, phóng đại, chưa được kiểm chứng, sai sự thật, lừa đảo cũng có thể lan truyền đến hàng triệu người chỉ trong chớp mắt. Và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tốc độ lan truyền của tin giả, tin sai sự thật thường nhanh hơn rất nhiều lần so với tin tức thật.

Zalo
 

Theo bà Park Mi Hyung, Trưởng Phái đoàn IOM Việt Nam, câu chuyện về tin tức sai lệch, đặc biệt là trong giai đoạn COVID-19, chắc chắn cũng ảnh hưởng đến hành trình di cư và người lao động di cư.

Và mức ảnh hưởng này tiêu cực đáng báo động do nó đang tác động thảm khốc đến cuộc sống của hàng triệu người.

Cuộc khủng hoảng COVID-19 rất đã khiến vấn nạn mua bán người trở nên trầm trọng hơn, quá trình di cư càng trở nên phức tạp, tốn kém hơn. Đại dịch khiến nhiều người bị tổn thương về kinh tế, tinh thần và phải tìm cơ hội làm việc ở nước ngoài, và họ có nguy cơ cao tìm đến các kênh di cư thay thế, trái phép đầy nguy hiểm. Từ đây, người lao động yếu thế liền trở thành những con mồi béo bở để những kẻ buôn người và đưa người trái phép gieo rắc virus tin giả, trở nên dễ bị bóc lột và lợi dụng hơn bao giờ hết.

Zalo
 

Hai ví dụ tiêu biểu dưới đây sẽ nói rõ hơn về hậu quả về việc tin tưởng vào nguồn thông tin không chính thống trong năm 2021, ngay khi dịch bệnh vẫn có nhiều diễn biến phức tạp tại Việt Nam.

Vào tháng 5/2021, 165 người Việt đã mắc kẹt ở Đà Nẵng do nghe theo lời hứa hẹn về việc đưa người đi lao động ở Hàn Quốc bằng đường biển. 2 kẻ lừa đảo đã thu được 1,8 tỷ VNĐ và bỏ trốn. Trung bình, mỗi nạn nhân đã nộp 5 triệu và 300 đô la Mỹ cho kẻ lừa đảo.

Zalo
 

Hay như câu chuyện về đường dây lôi kéo công dân Việt Nam sang Campuchia theo con đường bất hợp pháp để làm việc trong các sòng bài, cơ sở đánh bạc hoặc chơi game trực tuyến. Họ bị giám sát chặt chẽ, bị bóc lột sức lao động và cưỡng bức làm việc đến 15 – 16 tiếng một ngày. Nhiều người bị tra tấn, đánh đập tàn bạo khi từ chối làm việc hay tìm cách bỏ trốn. Những người muốn trở về Việt Nam thì bị bắt ký giấy nợ hàng ngàn đô-la mới được thả hoặc bị bán cho công ty khác.

Những quyết định mà người di cư đưa ra về nơi họ đi, tuyến đường họ chọn và cách họ kiếm sống có thể đem lại nhiều hệ quả khác nhau. Nếu không tiếp cận được nguồn thông tin đúng đắn, đúng lúc và đúng cách, con người ta rất dễ đưa ra những quyết định khiến bản thân và gia đình rơi vào nguy hiểm, thậm chí là mất mạng.

Mời theo dõi phần tiếp theo

-----------

Nguồn tham khảo:

https://www.un.org/en/un-coronavirus-communications-team/un-tackling-%E2%80%98infodemic%E2%80%99-misinformation-and-cybercrime-covid-19

https://vietnam.iom.int/vi/cu%E1%BB%99c-chi%E1%BA%BFn-ch%E1%BB%91ng-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-th%C3%B4ng-tin

https://tuoitre.vn/165-nguoi-bi-lua-di-lao-dong-han-quoc-bang-duong-bien-tu-da-nang-20210517165520496.htm

-----------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/124927393982155061