• 111
  • lang
  • lang

COVID-19 ảnh hưởng thế nào đến chứng lo âu ở phụ nữ mang thai?

Những lo lắng về dịch bệnh COVID-19 của phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Do đó, việc chăm sóc và hỗ trợ phụ nữ mang thai cần được ưu tiên hàng đầu trong đại dịch COVID-19.

Mang thai là một thời kỳ nhiều thay đổi với phụ nữ. Đó cũng là thời điểm mà căng thẳng và lo lắng tăng cao. Trong thời gian qua, phụ nữ mang thai không chỉ phải đối mặt với sự gia tăng nội tiết tố, thay đổi các bộ phận cơ thể và lên kế hoạch cho sự chào đời của em bé, họ còn phải lo lắng để vượt qua giữa một đại dịch COVID-19 toàn cầu. Những thông tin về bệnh dịch căng thẳng về số lượng người mắc bệnh và số ca tử vong, các triệu chứng và biến chứng đa dạng do bệnh gây ra tác động lớn đến tâm lý của phụ nữ mang thai.

Đại dịch COVID-19 gây nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ mang thai?

Mang thai là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của hầu hết phụ nữ. Đây là quãng thời gian đầy thử thách về mặt cảm xúc đối với phụ nữ, ngay cả khi không có COVID-19. Phụ nữ mang thai thường cảm thấy cáu kỉnh, lo lắng và bối rối, có thể do lo lắng về sức khỏe của thai nhi và của chính mình. Vì vậy, phụ nữ mang thai dễ đối mặt với chứng trầm cảm và lo lắng trước khi sinh.

Phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine COVID-19

WHO khuyến cáo nên tiêm phòng cho phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm phòng đối với phụ nữ mang thai lớn hơn những rủi ro tiềm ẩn. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra tiêm vaccine phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai là khoa học, an toàn, phù hợp xu thế chống dịch. Không có kết quả bất lợi nào liên quan đến thai kỳ xảy ra trong các thử nghiệm lâm sàng trước đây.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), phụ nữ mang thai có nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 và tử vong so với phụ nữ không mang thai. Những người bị nhiễm COVID-19 có thể tăng nguy cơ sinh non (sinh con sớm hơn 37 tuần). Vì vậy, điều quan trọng là phải tuân theo các biện pháp phòng ngừa an toàn như đeo khẩu trang, thực hành cách xa xã hội, rửa tay thường xuyên và thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 khi đủ tiêu chuẩn.

Phụ nữ mang thai nên yên tâm vì hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy COVID-19 sẽ gây hại cho thai nhi hoặc gây ra những bất thường trong thai kỳ. Thực tế cho thấy, COVID-19 là không phổ biến ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ bị nhiễm COVID-19 trong khi mang thai. Hầu hết trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng đều không có triệu chứng và không cần can thiệp tối thiểu.

Trong thời điểm diễn ra dịch COVID-19, phụ nữ mang thai nên khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ.

Những điều phụ nữ mang thai nên làm để vượt qua căng thẳng, lo âu vì COVID-19:

Thực hiện các lựa chọn lối sống lành mạnh

Ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi đầy đủ và bao gồm các hoạt động thể chất sau khi hỏi ý kiến bác sĩ. Hoạt động thể chất sẽ giải phóng endorphin giúp chống lại căng thẳng và có thể cải thiện tâm trạng của thai phụ.

Chăm sóc bản thân

Phụ nữ mang thai nên dành thời gian cho việc chăm sóc bản thân, làm những việc phù hợp với sức khoẻ và khả năng của mình, làm điều mình thích chẳng hạn như nghe nhạc, giải đố hoặc xem một bộ phim yêu thích.

Giảm căng thẳng

Đối với phụ nữ mang thai, sẽ có những mối quan tâm và câu hỏi cụ thể về COVID-19. Điều quan trọng là phải có nguồn thông tin đáng tin cậy. Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc xem những chương trình trên ti vi, đọc sách báo về các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ nữ mang thai sẽ giúp yên tâm rằng bạn đang làm tất cả những gì có thể để bảo vệ bản thân và thai nhi.

Tuân thủ hướng dẫn của ngành y tế

Tuân thủ các hướng dẫn của nhà nước và cơ quan y tế càng nhiều càng tốt sẽ giúp lại cho bạn cảm giác kiểm soát được COVID-19. Ngay cả khi một thành viên trong gia đình bị nhiễm COVID-19, điều đó không nhất thiết có nghĩa là tất cả mọi người đều sẽ bị nhiễm bệnh. Quan trọng là thực hiện việc rửa tay và giữ khoảng cách, tốt nhất là thực hiện được khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.

Chia sẻ yêu thương

Hãy lan tỏa tình yêu thương con người, hỗ trợ lẫn nhau và truyền đi những thông điệp tích cực không chỉ là một việc tốt mà còn có thể khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn và tạo ra sự khác biệt cho những người khác.

-----

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616