• 111
  • lang
  • lang

Cùng ngăn chặn việc trẻ bị dụ dỗ trên Internet

Trong thời đại kỹ thuật số, trẻ em được tiếp cận và sử dụng mạng xã hội, chơi game trực tuyến nhiều hơn so với trong quá khứ. Từ đó, trẻ có thể kết nối bạn bè với đủ loại người thông qua các kênh trực tuyến đó, những người mà có thể đang nói dối về bản thân mình với trẻ. Nguy cơ trẻ bị dụ dỗ trực tuyến càng cao nếu trẻ và gia đình càng thiếu hiểu biết về vấn đề này. Dụ dỗ trực tuyến có thể dẫn đến việc trẻ nghe lời kẻ bên kia màn hình đến xem, tương tác với những hình ảnh khiêu dâm, đồi truỵ, hoặc trẻ tự gửi ảnh của bản thân. Thậm chí, những kẻ dụ dỗ trực tuyến còn có khả năng ép trẻ gặp mặt trực tiếp. Do đó, việc cha mẹ mở lời để cùng trao đổi với trẻ về những người bạn trực tuyến khá quan trọng. Dưới đây là một số thông tin mà cha mẹ cần nắm bắt trước khi giáo dục cho trẻ về dụ dỗ trực tuyến.

Tại Việt Nam, theo Cục cảnh sát hình sự (Bộ Công An), việc thành lập các phòng trò chuyện trực tuyến (online chat room), hoặc các phòng game, diễn đàn được nhiều đối tượng sử dụng để dụ dỗ trẻ em. 

Ngoài ra, VTV7 Kids online cũng đã thực hiện một video tuyên truyền về phòng tránh xâm hại tình dục qua mạng: https://www.facebook.com/watch/?v=659207568264478

Những kẻ dụ dỗ trực tuyến không nhất thiết phải là người lạ với trẻ. Do chỉ thông qua màn hình điện thoại hoặc máy tính, kẻ bên kia có thể là bất cứ ai. Ngoài ra, trẻ có thể không tự ý thức được bản thân mình đang bị dụ dỗ, mà chỉ nghĩ đây là một mối quan hệ thân mật mà kẻ dụ dỗ đã thuyết phục được rằng việc chia sẻ các hình ảnh nhạy cảm là một hành động bình thường của mối quan hệ này. Có đối tượng sẽ tạo dựng hình ảnh là một người trưởng thành, hoặc một người cùng giới tính để trò chuyện thân thiết, sau khi nhận được các hình ảnh nhạy cảm của trẻ sẽ lộ nguyên hình để cưỡng ép các em tiếp tục gửi thêm, buộc quan hệ tình dục, tống tiền các em.

Vì vậy, cha mẹ cần hành động mạnh mẽ, đúng đắn hơn trong việc giáo dục trẻ về an toàn trên mạng. Ở các độ tuổi khác nhau và với những cá nhân khác nhau, cha mẹ nên điều chỉnh cách tiếp cận vấn đề để trẻ có thế tiếp nhận.

-------------
Nguồn tham khảo:  https://thanhnien.vn/thoi-su/lat-tay-nhung-thu-doan-toi-pham-du-do-tre-em-tren-mang-xa-hoi-1293732.html 
https://www.internetmatters.org/issues/online-grooming/learn-about-it/ 
https://www.facebook.com/watch/?v=659207568264478 

-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616