• 111
  • lang
  • lang

Dạy trẻ biết sẻ chia.

"Cái này của con mà, con ghét mẹ!", cô bé khóc thét khi người mẹ lấy con thỏ nhồi bông từ tay cô bé và nói: "con hư quá, cho em cầm 1 tí có sao đâu! Chị đâu mà ích kỉ". Tôi vô tình nghe được câu chuyện này. Và chúng ta cũng rất thường gặp những cuộc tranh luận như vậy giữa anh chị em hay bé với bạn bè trên lớp chỉ vì không chịu chia sẻ cái này cái kia. Bài học sẽ chia là cần dạy trẻ ngay từ lúc nhỏ để giúp trẻ trưởng thành và dễ hòa nhập với cuộc sống hơn.

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CỦA KHÔNG SẺ CHIA

Sẻ chia được hiểu là công bằng một điều gì đó. Ngược lại, nếu không có tinh thần sẻ chia thì sự công bằng khó đạt được. Khi không có sự công bằng thì sẽ có chỗ cho ích kỉ và ganh tị. Khi đó, bất cứ cái gì mà tình yêu hình thành trên nền tảng này không còn bền vững. VD, tình anh chị em, tình bạn bè, tình đồng nghiệp sẽ không bền vững nếu nó được xây dựng trên sự đố kị. Không ít gia đình phải chịu cảnh chia rẻ khi anh em đố kị nhau chỉ vì bài học sẻ chia họ chưa được dạy.

SẺ CHIA LÀ BẢN CHẤT TRONG MỖI CON NGƯỜI

Sự thật là mỗi con người đều có sự sẻ chia trong chính bản chất của họ. Nhưng, cách nuôi dạy hay đối xử quyết định "tắt" hay "mở" sự sẻ chia này.

Nói dễ hiểu, khi nuôi dưỡng bạn cho 2 con tinh thần đoàn kết, công bằng giải quyết vấn đề thì 2 con sẽ phát triển tinh thần sẻ chia. Ngược lại, mất công bằng hay nuôi dưỡng sự hận thù, so sánh dù cố ý hay vô ý giữa 2 con thì sự sẻ chia sẽ biến mất.

XÂY DỰNG SẺ CHIA Ở TRẺ

1. Chúng ta không thể ép 1 đứa trẻ phải sẻ chia. Sẽ là 1 sai lầm khi ép bé lớn nhường bé nhỏ, hay "nhường ai đó". Điều này có thể làm đứa trẻ dưới 3 tuổi trở nên tantrum hoặc với trẻ lớn hơn thì sẽ nuôi dưỡng cảm giác không hài lòng trong trẻ. Khi đó có thể có sự xuất hiện của lòng ganh tị, mất lòng tin...

Cách giải quyết là:

+Trẻ nhỏ < 18 tháng thì bạn nên chủ động gây chú ý trẻ đến một lựa chọn khác để giữ tính công bằng. VD, trẻ ngồi xích đu trong công viên khá lâu mà không chịu xuống, và 1 bé khác đang muốn chơi nó. Trẻ quá nhỏ để hiểu phải nên chia sẽ cho bé kia, nhưng bạn biết điều này là không công bằng và bạn nên làm điều công bằng và hướng trẻ đến 1 trò chơi khác. Mọi việc làm công bằng ở bạn cho dù trẻ có quá nhỏ để hiểu, nhưng nó là tích cực xây dựng tính công bằng ở trong trẻ.

+ Trẻ lớn hơn chúng ta nên đề nghị, khuyến khích và khen ngợi trẻ. VD. con giỏi lắm! biết nhích qua để bạn ngồi cạnh bên.

Nếu điều trẻ muốn vi phạm tính công bằng thì dù trẻ có muốn hay không, vẫn kết thúc và trả lại sự công bằng. VD, bé vẫn không chịu sự đề nghị cho bé khác chơi hay chơi cùng. bạn quy định thời gian đúng 1 lượt và kết thúc vì tính công bằng.

2. Hiểu khái niệm "của con" ở trẻ trong mỗi tình huống. "Của con" là từ mà nhiều đứa trẻ dùng khi không muốn chia sẻ một điều gì đó, nhưng nó có nhiều nghĩa. Nó có thể là "con đang chơi", "con muốn nó được trả lại nhanh", "con muốn bạn không chơi đồ này", hay đơn giản "sao lại giành của mình". Trẻ nhỏ rất hạn chế ngôn ngữ để diễn đạt đầy đủ điều trẻ muốn, nếu cha mẹ hiểu và đáp ứng theo đúng những ý này sẽ giúp trẻ đi 1 bước lớn trong hành trình phát triển sự yêu thương và chia sẻ.

VD, nếu ý của trẻ là "con đang chơi" thì hãy giúp trẻ hiểu về nguyên tắc đến lượt. Giải thích rõ cho trẻ 1 lượt là như thế nào và kết thúc ra sao.

Song song, dạy trẻ ngôn ngữ để diễn đạt cách trẻ muốn.

3. Nếu đó là món đồ đặc biệt với trẻ thì trẻ có quyền không chia sẽ và chúng ta nên tôn trọng ý muốn của trẻ

Quà sinh nhật, quà được tặng từ một người mà trẻ yêu quí, hoặc món đồ chơi đồ chơi mà trẻ đã hình thành tình bạn đầu tiên....Tôi có cô cháu gái đi đâu cũng mang thú bông chuột hamster vì đó là lúc não trẻ nhân cách hóa tình bạn với đồ vật. Sự nhân cách hóa này sẽ biến mất ở một độ tuổi sau đó, nhưng đây có thể xem là tình bạn đầu tiên của trẻ. Những món đồ này không thể chia sẻ như lượt chơi trừ khi trẻ muốn điều đó.

4. Lời hứa trả lại phải được thực thi. Bạn phải nhắc nếu trẻ quên.

Khi trẻ đến lượt để chơi, xong lượt trẻ có trách nhiệm trả lượt lại cho bé khác. Đó là công bằng dù trẻ có thể có cảm giác tiếc, không hài lòng. Lúc này bạn nên an ủi và giúp trẻ hiểu rằng trẻ sẽ được chơi trở lại khi đến lượt.

Mở rộng hơn, khi trẻ mượn 1 cái gì VD, 1 món đồ chơi hay mượn 1 quyển sách trên thư viện từ bất kì ai, dù người lớn hay bé khác. Đến ngày trả cần phải trả và đừng trì hoãn. Việc này là thực hành quan trọng của chia sẻ vì sự chia sẻ thực sự có ý nghĩa nếu những lời hứa hẹn được giữ.

5. Khi cần phân xử, bạn cần phân xử công bằng và theo lượt. Nếu hai bên không thể đi đến thông nhất. Tốt nhất là kết thúc trò chơi và cả hai không ai được, hơn là dỗ dành và kêu bé nào nhường. Tôi biết rằng việc đối mặt với những đòi hỏi và năn nỉ của trẻ khi bạn ra lệnh kết thúc là cực kì khó khăn nhưng có khó như vậy thì các bé mới trưởng thành thực sự cả về thể chất và suy nghĩ. Và điều này là cần thiết cuộc sống sau này của trẻ.

Note

Ryu H. et al. (2019) What and how are we sharing? A systematic review of the sharing paradigm and practices. Sustainability Science (2019) 14:515–527.

---

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.