• 111
  • lang
  • lang

Dạy trẻ cách tư duy phản biện để nhận diện tin giả, tin chưa chính xác khi sử dụng Internet (Phần 1)

Lượng thông tin mà một người tiếp nhận hằng ngày rất nhiều, và nhiều khả năng những thông tin nửa thật nửa giả dễ dàng lừa được người đọc, người xem tin tức, đặc biệt là kênh thông tin trực tuyến. Tư duy phản biện là một kỹ năng quan trọng khi chúng ta bị bội thực thông tin, tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng nắm được cách hướng dẫn cho trẻ.

Zalo
 

Kể từ khi có Internet, lượng tin tức mà một người có thể tiếp cận được hằng ngày là rất lớn. Càng ở trong giai đoạn khủng hoảng hoặc biến động, lượng tin tức có thể tăng lên rất nhiều. Lượng tin tức có thể được truyền tải qua các bài viết, bài báo, video, website, mạng xã hội.

Xen lẫn giữa các tin chính thống chính là số tin chưa kiểm chứng, tin giả, tin tức dễ gây nhầm lẫn xuất hiện nhan nhản trên các trang thông tin tự phát và mạng xã hội. Không ít phụ huynh đã từng là nạn nhân của những thông tin sai lệch, và chúng ta cảm thấy phẫn nộ trước sự lan truyền đáng kinh ngạc của những tin tức nửa giả nửa thật trên Internet. Theo báo Tuổi trẻ online, nhiều thông tin giả, tin chưa xác thực xuất hiện trong các bài viết mang nội dung tích cực. Tin giả, thông tin chưa chính xác, dễ gây nhầm lẫn có thể trở nên rất nguy hiểm nếu bị lạm dụng, đặc biệt là trong giai đoạn bất ổn vì đại dịch hiện nay.

Vậy, để các thành viên trong gia đình, nhất là trẻ em, dần học được cách tìm kiếm tin chính thống, giúp hạn chế lan truyền tin tức giả, thì tư duy phản biện là một kỹ năng quan trọng mà trẻ cần nắm được. Nói cách khác, việc tìm tin tức để đọc hàng ngày trên Internet rất dễ bị sập bẫy tin giả. Ta cần hướng dẫn trẻ tránh khỏi những cái bẫy này.

Zalo
 

Trước hết, phụ huynh cần cập nhật kiến thức về tin giả và tư duy phản biện.

- Người có khả năng tư duy phản biện không có nghĩa là người này phủ nhận tất cả những tin tức mà học đọc được, xem được. Thay vào đó, người có tư duy phản biện là người có khả năng xem xét, đánh giá, đặt câu hỏi, cùng kiểm tra với người khác trước nhiều luồng thông tin.

- Các vấn đề như thông tin sai lệch, thao túng người xem bằng thông tin, và những câu chuyện bịa đặt trắng trợn ngày càng phổ biến trên Internet. Theo tạp chí New York (New York Magazine, Intelligencer), nội dung thực sự được tạo ra bởi người dùng bình thường chiếm khoảng 60% lượng tin tức trên Internet. Phần còn lại khả năng cao được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo (bot) và bởi các bên cố tình tạo ra tin giả để lan truyền, gây hoang mang cho người đọc.

Ngay tại Việt Nam, kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện, Bộ Thông tin và truyền thông đã xử lý rất nhiều tin đồn chưa kiểm chứng, tin giả được đăng tải trên mạng xã hội, chủ yếu là Facebook và được lan truyền một cách mạnh mẽ, nhanh chóng qua Messenger và Zalo. Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC https://tingia.gov.vn/) thường xuyên cập nhật các tin tức được xác định là tin giả và kêu gọi người dân gửi tố cáo về tin giả trực tiếp qua trang web của trung tâm.

Zalo
 

Trong quá khứ, có nhiều phụ huynh cũng đã từng tiếp tay lan truyền nội dung tin giả như hình ảnh sau:

Zalo
 
Zalo
 

Ngoài ra, một số tin giả bắt nguồn từ trò chơi khăm từ năm 2012 được trang Snope khẳng định, một trang web chuyên để kiểm tra tin giả mạo, có nội dung về "Điều lệ mới của Facebook".

Zalo
 

Trang Snope cũng giải thích lí do những người dùng Internet tin vào trò chơi khăm này và tham gia đăng tải, chuyển tiếp tin giả như sau: "Thông điệp khiến người dùng cho rằng có một loại bùa phép đơn giản giúp họ tránh được các rủi ro pháp lý. Tuy vậy, pháp luật không hoạt động theo cách đó".

Do vậy, việc trẻ học được cách tư duy phản biện là cực kỳ quan trọng, không chỉ đối với việc phân biệt tin tức thật giả, mà còn giúp ích trẻ trong học tập và cuộc sống.

Mời theo dõi phần tiếp theo

-------------

Nguồn tham khảo:

https://learnsafe.com/why-schools-should-teach-critical-thinking-on-the-internet/

https://www.earthlink.net/digital-parenting-critical-thinking-skills-kids-need-age-fake-news/

https://www.webwise.ie/uncategorized/critical-thinking-digital-world/

https://tuoitre.vn/hay-manh-tay-voi-tin-gia-20210810080437596.htm

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616