• 111
  • lang
  • lang

Dạy trẻ cách tư duy phản biện để nhận diện tin giả, tin chưa chính xác khi sử dụng Internet (Phần 3)

Vậy phụ huynh có thể dạy trẻ về tư duy phản biện khi sử dụng Internet như thế nào?

Trẻ em và thanh thiếu niên cần được giúp đỡ để học cách đặt câu hỏi về những trang web, những lời nhận xét, bình luận trên mạng xã hội hoặc thông tin của một người bạn chung được gợi ý.

Với các em độ tuổi học sinh cấp 1, cha mẹ có thể thử hướng dẫn bằng các thông điệp thẳng thắn, dễ nhớ đi kèm theo hướng dẫn sử dụng các trang tìm kiếm chính thống. "Đọc to nội dung và bắt đầu nhớ lại những câu hỏi để kiểm chứng: nội dung này có là thật không? Nội dung này có giống những gì mình đã biết hay không?, v.v". Sau khi trẻ luyện tập, thực hành một vài lần, trẻ có khả năng sẽ nắm bắt được một vài bước cơ bản của tư duy phản biện và phương pháp đọc đa chiều (lateral reading).

Với các bạn trong độ tuổi trung học, phụ huynh có thể bắt đầu nói về định nghĩa "Tin giả" và mức độ chính xác của các nội dung được đăng tải trên mạng xã hội. Nếu khi cần kiểm tra thông tin bằng tiếng Anh, phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ đến các trang web như:

https://www.snopes.com/

https://www.factcheck.org/

https://www.washingtonpost.com/news/fact-checker/

https://www.allsides.com/unbiased-balanced-news

https://firstdraftnews.org/

Theo Vietcetera, nếu muốn kiểm tra thông tin có nội dung Tiếng Việt, cha mẹ và các em có thể tham khảo mục Thật - Giả của báo Tuổi Trẻ online https://tuoitre.vn/gia-that.htm. Ngoài ra, Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) https://tingia.gov.vn/ là đơn vị xử lý tin giả được vận hành bởi Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông, đã và đang tin tiếp nhận phản ánh, công bố tin giả.

5 mẹo kiểm chứng thông tin mà cha mẹ và trẻ có thể cùng thực hành:

Zalo
 
Zalo

----------

Nguồn tham khảo:

https://www.internetmatters.org/issues/fake-news-and-misinformation-advice-hub/learn-about-fake-news-to-support-children/

https://www.childrenandscreens.com/media/press-releases/fact-or-fake-how-to-help-kids-and-adults-spot-misinformation-online/

https://childyouthwellbeing.govt.nz/community/your-stories/fake-news-and-online-safety-0

https://blogs.lse.ac.uk/medialse/2020/03/26/coronavirus-and-fakenews-what-should-families-do/

https://vietcetera.com/vn/3-phuong-phap-phan-biet-tin-gia-tren-mang

----------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, lao động trẻ em và trẻ em cần giúp đỡ trong đại dịch COVID-19, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:

- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616