• 111
  • lang
  • lang

Để con cao lớn và thông minh, cha mẹ nên làm tốt những điều này cho trẻ.

Chúng ta thường quan tâm loại thức ăn nào bổ dưỡng, giúp trẻ cao lớn và thông minh, nhưng lại ít biết rằng sức khỏe hệ tiêu hóa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chiều cao và trí tuệ của trẻ . GS. Santosham, ĐH Johns Hopkins, Mỹ từng nhấn mạnh nguy cơ của rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt tiêu chảy thường xuyên (2-3 lần/năm) cần được quan tâm vì điều này có thể gây giảm 8 cm chiều cao và 10 chỉ số IQ ở độ tuổi 7-9 tuổi. Tuy nhiên, một điều đáng mừng là, việc can thiệp sớm ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa thì vẫn có thể giúp trẻ bắt nhịp tăng trưởng được, nhưng phải sớm trước 6 tuổi. Bài viết này tôi sẽ tập trung vào các nguyên nhân liên quan đến rối loạn tiêu hóa và những cách có thể ngăn ngừa.

NGUYÊN NHÂN RỐI LOẠN TIÊU HÓA

5 lí do thường gặp chiếm hơn 50% các ca rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là:

• Sự thay đổi sữa liên tục (với trẻ dưới 1 tuổi)

• Rau củ quả bị nhiễm khuẩn, thuốc trừ sâu hoặc chất bẩn, nhưng không được rửa sạch khi chế biến

• Thực phẩm bị nhiễm khuẩn do vệ sinh tay không được sạch sẽ

• Giới thiệu thức ăn không phù hợp độ tuổi hoặc kết hợp thực phẩm không đúng

• Sự nhiễm chéo khi bảo quản hoặc nhiệt độ bảo quản không phù hợp

Trên thực tế, phần lớn các điều này đều có thể ngăn ngừa.

HƯỚNG DẪN ĐỂ GIÚP TRẺ KHỎE MẠNH HƠN

1. Sự thay đổi sữa liên tục (với trẻ dưới 1 tuổi)

Rất nhiều cha mẹ thường có thói quen thay đổi sữa công thức hoặc kết hợp nhiều loại vì nghĩ điều này sẽ cho trẻ nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi hệ tiêu hóa đang phát triển nên việc thay đổi sữa quá thường xuyên có thể gây gánh nặng cho nó thích nghi. Trẻ trên 1 tuổi thì việc đổi sữa không ảnh hưởng.

Chính vì vậy, cha mẹ không nên thay đổi sữa thường xuyên khi trẻ đã bắt đầu quen với 1 loại nào đó. Khi bắt đầu thử 1 loại mới, bạn có thể thử 1/3 lượng thông thường cho 1 cữ và 3 ngày liên tục để quan sát phản ứng của trẻ với loại mới.

2. Rau củ quả bị nhiễm khuẩn, thuốc trừ sâu hoặc chất bẩn, nhưng không được rửa sạch khi chế biến

Rau củ quả thường rất dễ nhiễm khuẩn hay tồn dư thuốc trừ sâu trên bề mặt. Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ từng nhấn mạnh rằng cùng hàm lượng các chất hóa học gây hại (Vd. thuốc trừ sâu) dư thừa trên bề mặt rau củ quả sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em nghiêm trọng hơn so với người lớn khi vào cơ thể. Điều này được giải thích là do trọng lượng trẻ nhỏ hơn và các cơ quan phần lớn vẫn đang phát triển. Do đó, việc rửa sạch rau củ quả trước khi dùng hay chế biến là điều quan trọng để loại bỏ các chất này khỏi bề mặt.

Rau củ quả bị nhiễm khuẩn, thuốc trừ sâu hoặc chất bẩn, nhưng không được rửa sạch khi chế biến gây ảnh hưởng sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy 1 số thành phần tự nhiên như muối, dấm và chanh có thể loại trừ hiệu quả các chất hóa học từ thuốc trừ sâu và 1 số vi khuẩn gây tiêu chảy. Theo nghiên cứu của TS. Sengun, ĐH Ege, ngâm carrot trong dung dịch nước chanh tươi (4.46% acid citric) sẽ giảm đáng kể lượng vi khuẩn Salmonella typhimurium trên cà rốt. Tuy nhiên cần kết hợp chúng với một tỉ lệ hợp lí để đạt được hiệu quả tối đa. Một cách khác thuận tiện và hiệu quả hơn, cha mẹ nên sử dụng các loại nước rửa rau củ quả được kết hợp các thành phần tự nhiên này ở 1 tỷ lệ phù hợp như nước rửa rau củ quả Botanika - nhằm đem lại hiệu quả loại bỏ vi khuẩn và dư lượng thuốc trừ sâu cũng như bảo toàn chất dinh dưỡng.

3. Thực phẩm bị nhiễm khuẩn do vệ sinh tay không được sạch sẽ

Để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, bạn

• Cần rửa tay với xà phòng sau khi chế biến hay chuẩn bị với thịt sống

• Cần rửa tay với xà phòng trước khi đút bé ăn

• Cần rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh hoặc từ bên ngoài vào nhà

Cần rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh hoặc từ bên ngoài vào nhà

4. Thức ăn không phù hợp độ tuổi hoặc kết hợp thực phẩm không đúng

Một số thực phẩm không thích hợp cho trẻ dùng trước 1 tuổi: mật ong, sữa tươi, yến và các sản phẩm từ yến.

Một số trẻ có thể gặp vấn đề tiêu hóa khi dùng chung một số loại trái cây, đây là một số loại không nên cho bé dùng chung trong 1 bữa như:

• Xoài – không dùng chung với cam, thơm hay lê

• Đu đủ - không dùng chung với nho, dâu tây hay chuối

• Dưa hấu là nên ăn riêng

5. Sự nhiễm chéo khi bảo quản hoặc nhiệt độ bảo quản không phù hợp

Việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh thường dễ tạo môi trường nhiễm chéo nếu đặt vị trí và khu vực bảo quản không thích hợp. Để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn cũng như khả năng lây nhiễm chéo, bạn có thể xem cách sắp xếp và vị trí đặt các loại thực phẩm khác nhau trong tủ lạnh như hình đính kèm

--

Nguồn: Anh Nguyen

Notes

• Kilonzo-Nthenge A, et al. (2006) Efficacy of home washing methods in controlling surface microbial contamination on fresh produce. J Food Prot.;69(2):330-4.

• Bhilwadikar T, et al. (2019) Decontamination of Microorganisms and Pesticides from Fresh Fruits and Vegetables: A Comprehensive Review from Common Household Processes to Modern Techniques. Compr Rev Food Sci Food Saf.;18(4):1003-1038.

• Santosham, M. (2015) How can we reduce child deaths from diarrhea? Weforum.

• Guerrant, R., DeBoer, M., Moore, S. et al. The impoverished gut—a triple burden of diarrhoea, stunting and chronic disease. Nat Rev Gastroenterol Hepatol 10, 220–229 (2013).

----

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy: 
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111: 
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616