Tình trạng trẻ em gái ở châu Á bị bắt nghỉ học để kết hôn với người khác khi tình hình kinh tế của gia đình đang gặp khó khăn dường như khá phổ biến. Và đại dịch COVID-19 càng làm mọi thứ trở nên vất vả hơn cho các gia đình này. Bạo lực trẻ em có nguy cơ leo thang do đại dịch bởi vì sự ảnh hưởng đáng kể của đại dịch với trẻ em gái. Ngoài nguy cơ bị bạo lực, bị ép buộc kết hôn sớm cũng mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em hơn là nguy cơ từ virus, trừ khi chúng ta cùng thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ trẻ em có nguy cơ bị tổn thương.
Nhiều gia đình đã trong tình trạng bất ổn khi đại dịch xuất hiện, nay cha mẹ và người chăm sóc trẻ không thể đi làm, không thể kiếm sống, càng khiến trẻ em gái ở châu Á chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Theo Liên Hợp Quốc, cứ mỗi 3 tháng kéo dài của việc cách ly, sẽ có khoảng 15 triệu trường hợp bạo lực giới nguy cơ xảy ra ở khắp nơi. Ở những nơi trường học phải đóng cửa, nhiều trẻ em gái sẽ không được tiếp cận những buổi học chính thức, bài học về kỹ năng sống, không được tiếp cận thông tin, dịch vụ và các hình thức hỗ trợ khác. Việc không được học tập hàng ngày, thiếu sự chăm sóc của thầy cô và người trông trẻ sẽ khiến gia tăng nguy cơ trẻ bị bạo hành bởi chính những người thân trong gia đình, hàng xóm hoặc trong cộng đồng trẻ đang sinh sống. Và ngay cả khi trường học mở cửa lại, trẻ cũng khó quay lại học tập.
Sự tiếp nối và diễn ra cùng lúc của việc đóng cửa trường học và suy giảm kinh tế có thể làm đảo ngược lại những cố gắng đã thực hiện nhằm giảm tỷ lệ kết hôn trẻ em tại châu Á nhiều thập kỷ qua. Ngoài ra, sự gia tăng đáng lo ngại của bạo lực trực tuyến đối với trẻ em cũng là hậu quả của đại dịch. Trong thời gian giãn cách, trẻ em dành nhiều thời gian trên Internet hơn để có thể tham gia học trực tuyến, kết nối với bạn bè và tham gia vào các hình thức giải trí khác. Việc này đồng nghĩa với khả năng các em sẽ dễ bị bắt nạt trực tuyến, tiếp xúc với nhiều nội dung độc hại, và thậm chí là xâm hại tình dục.
Nhiều câu chuyện từ các bạn trẻ vị thành niên cho hay có nhiều người lạ đã tiếp cận em và các bạn của em từ mạng xã hội. Sau khi làm thân với các em một thời gian, nhóm người lạ này bắt đầu dùng thông tin của các em để đe doạ. Các em trở nên sợ hãi và không dám nói với cha mẹ vì lo sợ bị trách mắng.
Từ thông tin kể trên, ta thấy được sự cần thiết của các dịch vụ, tổ chức hỗ trợ bảo vệ trẻ em, phụ nữ trước bạo lực giới, bạo lực tình dục như một dịch vụ ưu tiên, mang tính sống còn trong các phương án ứng phó trên toàn châu Á. Những dịch vụ quan trọng này cần được duy trì sẵn sàng, luôn mở cửa, an toàn, dễ dàng tiếp cận và có khả năng hỗ trợ kinh tế cho trẻ em gái và phụ nữ khi họ cần.
Đường dây nóng bảo vệ trẻ em (như Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 của Việt Nam) cần được tiếp tục duy trì, đầu tư về nhân sự cũng như tài chính xuyên suốt khoảng thời gian đại dịch diễn ra, để có thể hỗ trợ hiệu quả với những lo lắng của người liên hệ đến.
Chúng ta không chấp nhận một thế giới sau đại dịch mà trẻ em, phụ nữ bị mất đi quyền lợi và ước mơ của họ.
-------------
Nguồn tham khảo:
https://theaseanpost.com/article/pandemic-causing-child-marriage-spike
-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616