• 111
  • lang
  • lang

Đề xuất mới trong năm 2020 về khen thưởng và kỷ luật học sinh

Điểm mới của dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh là có bổ sung thêm các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Giáo viên và nhà trường có thể lựa chọn áp dụng một số biện pháp để giáo dục kỉ luật tích cực phù hợp đối với từng học sinh như khuyên bảo động viên; phê bình riêng; phối hợp với cha mẹ để cùng thực hiện các kế hoạch giáo dục; tư vấn tâm lý cho học sinh. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi, nhà trường xem xét thực hiện các hình thức kỷ luật khác như khiển trách; cảnh cáo; tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng đối với học sinh vi phạm.

Trong dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT, các hình thức kỷ luật đối với học sinh không còn "buộc thôi học". Các hình thức kỷ luật với học sinh gồm khiển trách, cảnh cáo, tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng.

Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, có giải thích rõ hơn về sự thay đổi: " Việc rà soát để sửa đổi một số quy định về công tác khen thưởng, kỷ luật học sinh dựa trên các nội dung tại Luật trẻ em 2016 và Luật Giáo dục 2019 mới được Quốc hội thông qua. Bên cạnh đó, một số nội dung về khen thưởng cũng cập nhật các nội dung tại Luật Thi đua khen thưởng mới được Quốc hội ban hành.

Chúng ta cũng thấy rằng, việc thực hiện công tác thi đua khen thưởng thời gian vừa qua cũng có những nội dung còn tồn tại, ví dụ công tác khen thưởng còn tràn lan và công tác kỷ luật đôi khi mang tính 'sát phạt'".

 

 

 

-------------

Nguồn tham khảo:

https://vtv.vn/giao-duc/infographic-de-xuat-moi-ve-khen-thuong-va-ky-luat-hoc-sinh-20200914103547649.htm

https://vtv.vn/giao-duc/vi-sao-phai-thay-doi-hinh-thuc-khen-thuong-ky-luat-hoc-sinh-20200911111819695.htm

https://vtv.vn/giao-duc/bo-hinh-thuc-ky-luat-buoc-thoi-hoc-thay-bang-tam-dung-hoc-tap-tren-lop-2020090911403073.htm

https://www.youtube.com/watch?v=ZxaDNs08I9M&ab_channel=VTV1

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:

- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111

- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111

- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:

+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte

+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616