Đầu tiên tôi nói về trách nhiệm đúng của cha mẹ: Cha mẹ là người sinh ra em bé, là người đảm bảo bé cần được hướng dẫn, cho quyền học hỏi và quyền được phát triển tốt trong sự yêu thương, quan tâm và che chở.
Tuy nhiên, không có quy định hay định nghĩa: Cha mẹ có quyền tước đi sự lựa chọn và suy nghĩ của bé. Dĩ nhiên, để bảo vệ trẻ em chưa đủ chính kiến để đưa ra quyết định đúng trước 18 tuổi, cha mẹ có thể thay bé làm những quyết định, nhưng quyết định này cần đảm bảo không gian cho bé phát triển, vẩn cho trẻ có vai trò không phải là người tham gia và hơn hết quyết định sẽ làm trẻ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc của bé.
Rõ ràng mọi quyết định của bạn thay trẻ đều có lí do là muốn tốt nhất cho bé, nhưng điều mà chuyên gia giáo dục và sức khỏe khuyên cha mẹ: Trước khi trẻ thực sự có thể tự quyết định, càng sớm trẻ trải qua các giai đoạn của 1 quyết định thì đứa trẻ dễ thành công và đưa ra quyết định đúng. Giai đoạn "làm một quyết định" gồm: Suy nghĩ, phân tích, quyết định và thất bại. Vậy lời khuyên là từ nhỏ cha mẹ nên tập trẻ có vai trò trong những quyết định, và chịu trách nhiệm với quyết định đó, sẽ tốt hơn là chỉ để trẻ thực hiện một quyết định đã được lựa chọn. Chuyên gia về bướng bỉnh trẻ nhỏ Porter L. đã nói: Một cách làm các bé bướng bỉnh thực sự hiểu và làm theo khi cho trẻ sự lựa chọn và tôn trong sự lựa chọn đó, và trẻ cần có trách nhiệm với lựa chọn này.
Chuyên gia biếng ăn Olive J. cũng chia sẽ: Những trẻ biếng ăn có thể để các bé tham gia vào các hoạt động làm món ăn đó, như đi siêu thị để bé chọn món ăn nào mà bé thêm vào thực đơn của bé. Thông qua hoạt động này, bạn cũng có cơ hội dạy trẻ về những món ăn mà bạn nghĩ bé không thích. Suy nghĩ "bé không thích món đó" cũng chĩ là suy nghĩ của bạn, đừng gắn suy nghĩ này lên bé. Đôi lúc bé cần biết về món đó thật nhiều lần, khoa học nói: phải 10-15 lần, trẻ mới đưa ra quyết định ăn hay không. Dĩ nhiên, Kết quả sẽ gây ngạc nhiên cho bạn: Trẻ sẽ chấp nhận ăn món mà bé chọn, cách nấu mà bé muốn.
Sự lựa chọn là cần phải được dạy
Nếu bạn khâm phục 1 ông chủ "lớn" quyết định mua lại 1 chuỗi cửa hàng mà chính quyết định này mang lại cho ông ta lợi nhuận gấp 10 lần vốn hiện có của ông ta chỉ sau 3 tháng đi vào hoạt động, thì hãy tin rằng "con bạn cũng làm được, nhưng cần phải học trước đã". Mọi ông chủ lớn đều trải qua bài học "thất bại" trước khi họ đưa ra quyết định đúng. Không một tờ báo nào viết về thất bại của ông ta, mặc dù ông có trăm lần thất bại và chỉ 1 lần thành công. Chỉ có quyển tự truyện của ông ta viết gần trăm trang giấy cho sự thất bại và những bài học.
Thực tế trẻ con thất bại rất nhiều, nhưng bạn không hề để ý. Ví dụ, trẻ chổng mông lật mình phải nhiều lần, thậm chí trong lúc ngủ. Nhưng bạn cho là bé thiếu chất gì đó mà cựa quậy, bạn chỉ thật sự "hết hồn" sao hôm nay con lật được nè! Khi trẻ nhai, mấy cái nhợn ói, nôn nhẹ là cái mà con bạn đang trải nghiệm thất bại của chính bé, đến khi bé có thể nuốt, kế đó là phải trải qua bao thất bại để có thể nhai. Trẻ cũng không hề biết "quê/xấu hổ" khi lăp lại từ bạn nói như 1 cái máy nói, cũng không ngại nói ngọng, nói không được rõ đến mức làm bạn "ngơ ngơ không hiểu". Lúc này bé phải bực mình và giận dỗi sao bạn không hiểu điều bé nói.
Nói chung, từ nhỏ bé thật sự quá nổ lực để vượt qua thất bại và học hỏi để có thể phát triển và lớn dần. Tuy nhiên, kỹ năng tuyệt vời này lại dần mất vì cha mẹ thường nghĩ trẻ quá trẻ con, và đưa ra quyết định thay trẻ như: con ăn ít quá phải ăn nhiều hơn, con cần biết nhiêu đây chữ, sao con chưa nói được, con nên chơi cái gì, con nên học ở đâu, con cần học môn gì...
Không sai khi bạn giúp trẻ quyết định, nhưng chỉ tiếc 1 thứ là bạn vô tình tước đi cơ hội cho bé phát triển "kỹ năng bẩm sinh học hỏi thất bại để dần hoàn thiện", đáng lẽ nếu làm 1 cách khác bạn vẫn bảo vệ được bé, mà còn giúp bé phát triển kỹ năng đưa ra quyết định tốt.
Tôi từ bỏ quyền làm cha mẹ, tôi chấp nhận làm bạn đồng hành của con:
Để làm bạn đồng hành của bé, bạn cần phải giúp bé học và hiểu dần vai trò của con trong mọi biến cố. Làm bạn đồng hành của con là bạn giúp bé hiểu cha mẹ luôn ở bên cạnh con để đảm bảo con được đủ yêu thương và che chở, nhưng cha mẹ sẽ không chịu trách nhiệm những gì con quyết định sai, và chỉ có con là người làm những quyết định sai thành đúng. Và khi con làm được điều này có nghĩa là con đã đủ trưởng thành. Vậy điều gì cha mẹ nên làm khi bé còn nhỏ:
1.Hãy luôn hỏi và cho con cơ hội có quyết định hoặc lựa chọn. Dĩ nhiên bạn và bé đang thực tâp cho những biến cố lớn đang đợi bé sau này, bạn nên khoanh vùng nguy hiểm để những lựa chọn của con không ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý của bé, nhưng vẫn học được bài học hay nếu thất bại. Thử nghĩ đến những món đồ chơi: Nếu con chọn những món đồ chơi đắt tiền hoặc siêu nhân. Bạn hãy tôn trong quyết định này và bé cần có trách nhiệm giữ gìn nó. Nếu bé làm hư các món đó thì dĩ nhiên bé sẽ không được chọn nó nữa, đơn giản bài học này là làm bé cần phải cẩn thận và biết giữ gìn hơn vì quyết định sẽ ảnh hưởng đến việc bé có món đó hay không.
2. Gợi ý nguy cơ và đề xuất những lợi ích, nhưng vẫn cho trẻ quyết định: Nguy cơ khi con chọn món này là dễ hư và gãy, nếu con chọn món này con có thể chơi cùng bố và mẹ, sẽ rất vui vào cuối tuần. Khi trẻ làm gãy món đó, bạn đừng la mắng bé, đơn giản nhắc lại lời đề nghị trước đó: "Món này mẹ nói sẽ rất dễ bị gãy nếu con không cẩn thận, nếu con muốn ngày mai chúng ta sẽ mua món kia, và mẹ con ta có thể chơi cùng nhau nữa". Bài học bé học được là đôi lúc quyết định sẽ có sai lầm, nhưng không phải là cuối cùng. Nếu quyết định không có sai lầm thì là đang thành công.
3. Đặt trẻ vào tình huống và cho trẻ lựa chọn. Ví dụ, Khi trẻ đến nơi công cộng (nhà thờ, thư viện) và làm ồn mọi người, hãy bế trẻ ra ngoài (hoặc 1 phòng bên) và nói: Con có 2 lựa chọn: 1. là con đứng đây và mẹ cũng đứng đây và im lặng cùng con, và chúng ta không biết gì bên trong. 2. là con bớt ồn ào và cùng mẹ vào trong và mẹ con ta sẽ biết gì bên trong (nhà thờ)/giới thiệu những phòng hấp dẫn khác cho con xem (thư viện).
4. Đừng la mắng kiểu hổ báo vì không lợi ích gì, điều làm đứa trẻ sợ và phải suy nghĩ là chính cảm xúc của bạn. Đứa trẻ dưới 5 tuổi buồn nhất khi mẹ của bé không có biểu hiện gì về hành động của bé, ngắt nguồn "năng lượng" của bé trong hành động, mẹ chỉ nghiêm mặt và tỏ ra phớt lờ bé. Cảm giác đó nên cho bé tự trải nghiệm đủ lâu (số phút trải nghiệm = số tuổi). Sau trải nghiệm này, mọi đứa bé dù rất bướng bỉnh đều phải suy nghĩ. Sau số phút trải nghiệm, bạn yêu thương và giải thích với bé. Việc lập lại số phút trải nghiệm này làm cho trẻ quyết định xử lý hành vi của bé theo cách khác.
Notes:
Louise Porter (2003) young Children's Behaviour: Practical Approaches for Caregivers and Teachers. Elsevier Australia
Commissoner for children (2017) Involving children in decision making.
-----
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/124927393982155061