• 111
  • lang
  • lang

Dinh dưỡng hay dạy dỗ mới là yếu tố quan trọng cho sự phát triển EQ của trẻ?

Khi đối mặt với áp lực hoặc mất đi động lực từ gia đình, một đứa trẻ sẽ trở nên yếu đuối. Và chỉ khi trẻ được nuôi dưỡng và phát triển năng lực quản lý cảm xúc tốt đứa trẻ mới “trưởng thành và khôn ngoan” thực sự. GS. Goleman từng chia sẻ: Năng lực quản lý cảm xúc (EQ) không phải là kỹ năng mềm trong giao tiếp hay hành xử. Mà nó là yếu tố quan trọng bên trong mỗi con người, chiếm đến 80% sự thành công của họ vì nó là yếu tố giúp con người tự biết tạo động lực bên trọng, tự điều chỉnh tâm trạng và tìm hạnh phúc.

Về phát triển EQ, có người cho rằng “Dinh dưỡng từ sớm mới là chìa khóa, bởi ngay từ khi lọt lòng, thứ trẻ cần nhất chính là một nguồn sữa để hấp thu dưỡng chất chứ biết gì đâu mà dạy với dỗ” nhưng cũng có người thấy vô lý vì “Dạy dỗ từ từ mới là yếu tố chủ đạo"

Hai luồng quan điểm trên đều đúng nhưng cũng chưa đầy đủ. Hãy coi trẻ như một cây non, dạy dỗ là tác động từ bên ngoài (tỉa lá, bắt sâu) còn dinh dưỡng là chăm sóc từ bên trong (bón phân, tưới nước).

DINH DƯỠNG HAY DẠY DỖ ĐÂU LÀ YẾU TỐ QUAN TRỌNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN EQ CỦA TRẺ?

Đừng tranh luận nữa!

Thiên vị dinh dưỡng hay dạy dỗ chỉ thêm lãng phí thời gian chứ không giúp trẻ phát triển EQ tốt hơn. Cách bồi dưỡng EQ tối ưu nhất chính là kết hợp Dinh Dưỡng và Dạy Dỗ. Đặc biệt là dinh dưỡng vì theo kết quả nghiên cứu Masse, đầu tư tốt vào dinh dưỡng từ sớm cho trẻ trong “giai đoạn vàng Gruffalo” 0 - 6 tuổi đóng một vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển trí não, đặc biệt là EQ nhưng đây lại là điều nhiều cha mẹ thường thiếu sót.

Đến nay khoa học đã biết có 4 chất dẫn truyền thần kinh quan trọng liên quan đến sự phát triển EQ từ sớm của trẻ đó là Dopamine, Oxytocin, Serotonin và Epinephrine, gọi tắt là D.O.S.E. Các chất này giúp trẻ tăng sự hứng khởi, vui vẻ, duy trì trạng thái vui vẻ, điều chỉnh tâm trạng cũng như tạo động lực để trẻ hành động.

Để các chất dẫn truyền thần kinh này được tiết ra hiệu quả và đảm nhận tốt trách nhiệm cần 2 yếu tố:

• Dinh dưỡng đầy đủ cho sự hoàn thiện cấu trúc não bộ cũng như các yếu tố dẫn truyền quan trọng này

• Trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường yêu thương để các chất dẫn truyền thần kinh này tạo kết nối

HAI YẾU TỐ QUAN TRỌNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN EQ CỦA TRẺ

1. DẠY DỖ TỪ TỪ VÀ TẠO MÔI TRƯỜNG TỐT NHẤT CHO TRẺ TƯƠNG TÁC

Theo nghiên cứu của Heckman, trẻ được đầu tư tốt về tương tác và giáo dục giúp phát triển khả năng thấu cảm (EQ), tăng 6 lần về thành công và hạnh phúc trong tương lai. Theo TS. Schiller, từ 14 tháng tuổi trẻ có thể chính thức học điều chỉnh cảm xúc thông qua giao tiếp với cha mẹ và những người chăm sóc. Trước 14 tháng tuổi, trẻ cũng cần được tương tác thường xuyên để tạo tiền đề cho cảm xúc phát triển. Vì vậy cha mẹ được khuyên nên:

• Trước 14 tháng tuổi: tương tác, nói chuyện khi cho con bú, kể chuyện cho con nghe, chơi đùa cùng con thường xuyên để gắn kết tình cảm, hình thành sự kết nối cảm xúc đầu tiên.

• Từ 15 tháng tuổi: trẻ thường giận, khóc, mè nheo, ăn vạ, chớ đánh đồng đây là biểu hiện trẻ không thể kiểm soát cảm xúc vì lúc này não bộ bước vào giai đoạn tantrum, một giai đoạn phát triển tính chủ động độc lập, cần tận dụng để rèn luyện khả năng điều chỉnh cảm xúc của trẻ. Trong giai đoạn này cha mẹ không nên nuông chiều cho qua chuyện, cũng không nên dùng vũ lực, la mắng và trừng phạt nghiêm khắc vì điều này là bạn đang tạo chướng ngại tâm lý ngay từ cảm xúc đầu tiên, khiến hàng loạt cảm xúc khác không có cơ hội bộc lộ và phát triển. Vì vậy cách hiệu quả là cha mẹ cần kiên nhẫn giải thích cho trẻ hiểu và khuyến khích trẻ trải nghiệm nhiều hơn.

DINH DƯỠNG TỪ SỚM – NGUỒN NGUYÊN LIỆU QUAN TRỌNG NHƯNG THƯỜNG BỊ BỎ QUÊN

Bên cạnh dạy dỗ, EQ cũng cần nguồn nguyên liệu là những chất dinh dưỡng cho sự hình thành các chất dẫn truyền thần kinh này.

Khi trẻ trong giai đoạn vàng phát triển trí não 0 - 6 tuổi, không chỉ não bộ phát triển nhanh mà các chất dẫn truyền thần kinh này cũng phát triển rất nhanh để xây dựng EQ của trẻ. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng từ sớm cho sự phát triển EQ của trẻ là cần thiế.

Trong đó, có những dưỡng chất tốt cho những chất dẫn truyền thần kinh bao gồm:

• MFGM - màng cầu chất béo trong sữa - giúp sự dẫn truyền thần kinh trở nên ổn định, thông tin cũng được truyền nhanh hơn. Một nghiên cứu lâm sàng củng chỉ ra rằng trẻ được bổ sung đủ MFGM có điểm nhận thức và chỉ số EQ cao hơn đáng kể so với trẻ được nuôi bằng sữa công thức không có MFGM. Đây là dưỡng chất quý nhưng nhiều cha mẹ lại không biết hoặc bỏ quên, chỉ chăm chăm bổ sung DHA (một dưỡng chất quen thuộc trong phát triển IQ).

• Bộ ba bảo vệ HMO - PDX/GOS - FOS có vai trò trong phát triển hệ vi sinh vật đường ruột, góp phần tạo ra những chất dẫn truyền thần kinh quan trọng ở trên. Ngoài ra còn giúp trẻ có hệ miễn dịch vững vàng và tiêu hóa khỏe mạnh.

• Song song đó, trẻ nên tránh các thực phẩm giàu chất béo bão hòa hay tran-fat, giàu đường từ thức ăn nhanh, kém lành mạnh.

Những chất trên là những dưỡng chất quý giá trong sữa mẹ và được coi là nguồn dinh dưỡng hàng đầu cho trẻ. Ngày nay, với công nghệ phát triển, các dưỡng chất này đã có thể được tìm thấy trong sữa ngoài. Vì vậy, trong trường hợp ít sữa, cai sữa mẹ, các cha mẹ nên lựa chọn bổ sung các loại sữa ngoài chứa MFGM để tăng khả năng thấu cảm, DHA và bộ ba bảo vệ HMO - PDX/GOS - FOS để trẻ vừa thông minh, tình cảm, lại có hệ miễn dịch vững vàng và tiêu hóa khỏe.

Cuối cùng, để EQ của trẻ phát triển trọn vẹn, cha mẹ cần phải kết hợp cả dinh dưỡng và dạy dỗ chứ không nên thiên vị yếu tố nào, đặc biệt là dinh dưỡng vì đây là yếu tố rất quan trọng nhưng hay bị bỏ sót.

Bottom line

EQ là 1 phần quan trọng cho trẻ nhận ra được bản thân và cách giải quyết vấn đề khôn ngoan, mà nơi đó, trẻ vừa dung hòa được bản thân và những người khác. Thế giới ngày càng phức tạp, chỉ những trẻ có EQ tốt sẽ biết cách khéo léo giải quyết và phát triển bền vững.

Notes:

Masse, L. and Barnett, W.S., (2005) A Benefit-Cost Analysis of the Abecedarian Early Childhood Intervention.

Heckman et al.,(2009) The Effect of the Perry Preschool Program on the Cognitive and Non-Cognitive Skills of its Participants.

Pam Schiller (2005) The Complete Resource Book for Infants. Gryphon House, Inc. London.

Lauren R Brink and Bo Lönnerdal (2020) Milk fat globule membrane: the role of its various components in infant health and development

Clodagh Walsh at al., (2020) Human milk oligosaccharides: Shaping the infant gut microbiota and supporting health

-------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/124927393982155061
+ Website Tổng đài 111 Tongdai111.vn