• 111
  • lang
  • lang

Định hướng cho não bộ của trẻ.

Bộ nhớ của trẻ nhỏ càng được phát triển sớm thì trẻ càng có khả năng lưu trữ và xử lý thông tin tốt khi lớn.

Từ 3,5 tháng tuổi trẻ bắt đầu phát triển khả năng ghi nhớ bằng việc nhìn thấy các điểm giống nhau đủ lâu, từ 30 giây. Đến 5 tháng tuổi, trẻ chỉ cần 20 giây để có thể ghi nhận các điểm giống nhau và để ghi nhận việc nhớ sơ khai trong hoạt động nhận thức. Trẻ từ 8 tháng tuổi có thể có đủ 1 vài chức năng để phát triển dần bộ nhớ theo nhiều cách tương tác đa dạng với thế giới.

Việc chơi đùa hoặc trò chuyện với trẻ, bạn nên dành ít nhất từ 30 giây trong mỗi hành động và lặp lại các hành động này nhiều lần trong ngày sẽ giúp bé học hỏi và phát triển trí nhớ từ 5 tháng tuổi

Khi tham gia vào hoạt động vui chơi hoặc học hỏi, trẻ sẽ theo một quy trình khép kín các chuỗi chiến lược “tiếp cận có định hướng” để hiểu về hoạt động đó từ cha mẹ hoặc người chơi cùng bé. Chiến lược tiếp cận có định hướng gồm 4 mục tiêu:

1.Trẻ sẽ quan sát cử chỉ khuôn mặt của cha mẹ để hiểu về cảm xúc của cha mẹ, sau đó biến thành cảm xúc của bản thân bé (Theo chia sẽ của GS.Wellman năm 2014).

2.Trẻ sẽ lắng nghe bao nhiêu lần mẹ lặp lại các từ giống nhau để mô tả về hoạt động này, cứ mỗi lần lặp lại nào đủ 20-30 giây thì trẻ bắt đầu ghi nhớ thành một mảnh ghép. Nếu ghép đủ các mảnh ghép bé sẽ hiểu về cách hoạt động hay trò chơi này là như thế nào (Theo báo cáo của GS.Saffran 2003; Reynolds 2005)

3.Đồng thời với việc này, trẻ phát triển dần nhận thức sự tồn tại lặp lại của hoạt động nào đó.
Ví dụ, khi trẻ thấy mẹ đẩy chiếc xe hơi đồ chơi để xe chạy, và bé nhìn thấy mẹ đẩy máy cắt cỏ. Dĩ nhiên, dần dần bé nhận thức được hành động đẩy là để tạo sự di chuyển (Mix 2002)

4.Bắt chướt là mục tiêu mà trẻ luôn muốn trải nghiệm và cũng để chứng minh là các định nghĩa của bé về nó có đúng như vậy không (Csibra 2010)

Tất cả các mục tiêu này đều được bé đánh giá lại từ cha mẹ để chắc chắn là “đáng để học”. Trẻ tìm cách gây chú với cha mẹ (VD đòi hỏi bạn đọc đi đọc lại một quyển sách, hoặc la í ới khi bạn cầm món đồ chơi). Đây là cách mà bé kiểm tra lại cảm xúc, ngôn ngữ và việc bắt chước của bé liệu có đúng không. Bé có thể dùng các cử chỉ ngôn ngữ để giao tiếp như cười, nói luyên thuyên, hỏi lại và luôn giao tiếp bằng ánh mắt. Trong những cách trên bé luôn để ý để hiểu về bạn. Đó là hành động bé đang học hỏi và ghi nhớ (Weisleder & Fernald, 2013)

Đây là những hoạt động hằng ngày bạn có thể làm cùng trẻ để trẻ vận dụng bộ nhớ của mình trong tư duy.

1. Khuyến khích trẻ tương tác bằng hỏi đáp

2. Sử dụng kết hợp với các công cụ hình ảnh như hình, tranh ảnh, vật có hình thù khác nhau, mô hình hoạt hình, thú bông khi kể chuyện, vui chơi cùng trẻ.

3. Khuyến khích trẻ đặt ví dụ hoặc tự đặt mình vào tình huống nào đó để giải quyết hay cho ý kiến, đặc biệt với các trẻ từ 3 tuổi.

4. Khuyến khích trẻ hướng dẫn lại bạn, chỉ cho bạn biết cách chơi nào đó, hoặc 1 quy định nào đó mà bạn vừa dạy trẻ.

5. Khuyến khích trẻ kể lại, đọc lại câu chuyện. Khi kể chuyện, có thể nhắc đến nhân vật nào đó, để trẻ tưởng tượng và thuật lại

6. Các hoạt động như chơi cờ, xếp puzzle, ... có thể chơi từ 5 tuổi để tăng khả năng xử lý của bộ nhớ.

Notes

Reynolds, G. D., & Richards, J. E. (2005). Familiarization, Attention, and Recognition Memory in Infancy: An Event-Related Potential and Cortical Source Localization Study. Developmental Psychology, 41(4), 598–615
Wellman,H. M. (2014). Making minds: How theory of mind develops.New York, NY: Oxford University Press
Safran,J. R. (2003). Statistical language learning: Mechanisms and constraints. Current Directions in Psychological Science, 12,110–114
Mix,K. S., Huttenlocher, J., & Levine, S. C. (2002). Quantitative development in infancy and early childhood. New York, NY: Oxford University Press

---

Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.

Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.

- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.

- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì

- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu. 

- Địa chỉ Fanpage: https://www.facebook.com/tuvantrilieutamlytreem