"Đợi đến dậy thì để tăng chiều cao có thể đã muộn": Đó là kết luận gần đây được báo cáo bởi các nhà khoa học tại ĐH Harvard. Cụ thể, theo nhóm nghiên cứu của TS. Perkins, ĐH Harvard, khác với tăng trọng lượng- chỉ tích lũy trong 1 thời điểm hiện tại, sự tăng trưởng chiều cao là kết quả tích lũy của nhiều năm, đặc biệt xuyên suốt trong những giai đoạn tăng trưởng nhanh của chiều cao. Để dễ hiểu, chúng ta sẽ nhìn vào 1 công thức ước lượng chiều cao trưởng thành tối ưu của bé trai và bé gái như bên dưới:
• Bé trai = (chiều cao của bố + chiều cao của mẹ)/2 + 6.5cm (+/- 8.5cm)
• Bé gái = (chiều cao của bố + chiều cao của mẹ)/2 - 6.5cm (+/- 8.5cm)
Phần cm được cộng (+) hay bị (-) là quyết định rất lớn bởi các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, nó không xảy ra chỉ 1 năm nhất định, mà nó là sự tích lũy của nhiều năm. Vậy nên, nếu cha mẹ càng tích lũy nhiều dấu cộng (+) trước thời điểm cuối (khi trẻ hoàn tất dậy thì) thì trẻ sẽ càng tối ưu chiều cao khi trưởng thành.
GIAI ĐOẠN TIỀN DẬY THÌ VÀ DẬY THÌ
Chắc hẳn ai cũng quan tâm đến giai đoạn dậy thì của các con vì nó là thời điểm đánh dấu sự trưởng thành của trẻ cả về giới tính và thể chất. Các con sẽ đạt được chiều cao tối đa trong suốt giai đoạn này và nó được xem là điểm cuối cùng cho chiều cao của trẻ. Vì sau thời điểm này, chiều cao của trẻ hầu như tăng rất ít và sẽ kết thúc đâu đó giữa 20-25 tuổi.
Tuy nhiên, giai đoạn trước dậy thì thường lại nhận được rất ít quan tâm. Bằng chứng đã cho thấy càng nhiều điểm trừ (-) trước dậy thì có thể làm quá trình gia tăng chiều cao sau dậy thì của trẻ không thể tối ưu, thậm chí thấp hơn mong đợi. Ngược lại, càng nhiều điểm cộng (+) ở giai đoạn này thì tạo nền tảng vững chắc và thuận lợi cho sự phát triển chiều cao trưởng thành tối ưu của trẻ.
NHỮNG ĐIỂM TRỪ (-) CHO CHIỀU CAO CỦA TRẺ
1. Thừa cân béo phì sau 2 tuổi.
Nhiều cha mẹ ở Châu Á, bao gồm VN, thường thích con bụ bẫm, mập mạp khi còn nhỏ. Do đó, thường cố ép trẻ ăn bằng mọi cách để con mình “tròn như con nhà người ta”. Nhưng, bạn có bao giờ tự hỏi liệu trẻ có mong muốn được mập mạp như vậy không? Sự thật là 4 trên 5 trẻ cảm thấy xấu hổ và bị kì thị về thân hình to lớn của mình ở độ tuổi đến trường nhưng cha mẹ nào có hiểu và biết điều này. Ngoài bị ảnh hưởng hành vi, bằng chứng cũng cho thấy quá bụ bẫm sau 2 tuổi và tiếp tục đi vào tuổi dậy thì sẽ làm giảm đáng kể chiều cao khi trưởng thành của trẻ.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là nếu trẻ được khuyến khích lấy lại được cân nặng khỏe mạnh trước 10 tuổi thì có thể không bị điểm trừ (-) này.
2. Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, Ipad… trước khi ngủ
Ngày nay, trẻ thường được cha mẹ giới thiệu các thiết bị điện tử như điện thoại/ipad) từ rất sớm. Việc lạm dụng các thiết bị này thường nhằm gây chú ý trong khi ăn để trẻ ăn được nhiều hơn, hoặc dùng để "dụ trẻ chơi một mình". Thậm chí rất nhiều trẻ trở nên “nghiện”, dùng hàng giờ trước khi đi ngủ mà cha mẹ không hề hay biết. Thực tế các thiết bị này làm tốt chức năng "dụ trẻ" , nhưng hậu quả lâu dài của nó lên sự phát triển não bộ và thể chất của trẻ đang được nhiều chuyên gia quan tâm.
Cụ thể, TS. Lockley, 1 chuyên gia về giấc ngủ tại Harvard, nhấn mạnh: ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử sử dụng trước khi ngủ có thể tăng ức chế 2 lần hoạt động của hormone ngủ ngon melatonin và làm trẻ có thể khó đi vào giấc ngủ sâu từ 1.5-3 tiếng. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của hormone tăng trưởng- vốn xảy ra rất mạnh mẽ khi trẻ được ngủ sâu đầy đủ. Do đó, cha mẹ nên giới hạn thời gian dùng màn hình của trẻ dưới 60 phút/ngày, quản lý nội dung trẻ xem, quy định phòng ngủ là nơi “không có màn hình điện tử”, và các hoạt động sử dụng màn hình nên kết thúc trước khi ngủ ít nhất 2 giờ và trước 9 giờ tối.
3. Trẻ thường bị stress, căng thẳng. Nhóm TS. Montgomery, BV Hoàng gia London đã thực hiện nghiên cứu trên 1.300 gia đình và nhận thấy, những đứa trẻ thường xuyên sống trong môi trường căng thẳng có ít hormone tăng trưởng hơn và phát triển chậm hơn các trẻ cùng trnag lứa khác. Do đó, hãy luôn tạo bầu không khí thoải mái và vui vẻ trong gia đình, không chỉ là để gắn kết tình cảm mà còn giúp trẻ phát triển tốt hơn.
NHỮNG ĐIỂM CỘNG (+) CHO CHIỀU CAO
1. Trẻ cần đảm bảo có 1 chế độ dinh dưỡng đúng. Gồm,
• Nên phân bổ xen kẻ nguồn đạm trong bữa ăn hàng ngày và trong tuần. VD mỗi tuần, trẻ cần 2-3 ngày xen kẻ thịt gà, thịt bò, heo, 2 ngày cá và hải sản, trứng, 2 ngày khác trẻ có thể lấy đạm từ những nguồn khác như các loại đậu, đậu hủ
• Đa dạng rau củ quả
• Đảm bảo trẻ nhận đủ các nguồn thực phẩm giàu vi khoáng quan trọng cho quá trình phát triển chiều cao như vitamin D, canxi, magie… Trong đó, canxi được xem là nguyên liệu cần thiết cho sự phát triển xương trong suốt giai đoạn này. Nếu nhìn vào nhu cầu canxi trẻ cần theo từng độ tuổi như bên dưới, thì nhu cầu canxi trong giai đoạn tiền dậy thì đã bắt đầu tăng cao để chuẩn bị cho sự tăng trưởng nhảy vọt ở giai đoạn sau đó.
• Từ 0-6 tháng tuổi: nhu cầu canxi trẻ cần là 200mg/ngày
• Từ 6-12 tháng tuổi: nhu cầu canxi trẻ cần là 260mg/ngày.
• Từ 1-3 tuổi: nhu cầu canxi trẻ cần là 700mg/ngày
• Từ 4-8 tuổi: nhu cầu canxi trẻ cần là 1000mg/ngày
• Từ 9-19 tuổi: nhu cầu canxi trẻ cần là 1300mg/ngày
Do đó, trẻ được khuyên nên ăn đa dạng để đảm bảo trẻ nhận đủ lượng canxi trẻ cần từ đa dạng các nguồn như cá, trứng, tôm, cua... Nếu vì một lí do nào đó mà trẻ không thể nhân đủ canxi từ thực phẩm hoặc nhu cầu canxi trẻ tăng cao ở giai đoạn tiền và trong dậy thì thì việc bổ sung canxi cần đảm bảo lượng canxi được hấp thụ hiệu quả. Một số dạng canxi mới, thường được gọi là canxi sinh học. Ưu điểm khi ở dạng này đó là muối canxi vô cơ với hàm lượng canxi nguyên tố cao thường được bọc trong 1 hợp chất và có thể bảo toàn hàm lượng canxi tối đa khi vào cơ thể mà không bị thất thoát. Dạng này được đánh giá là khá triển vọng và cũng đã được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm bổ sung canxi cho cơ thể như trong sản phẩm canxi sinh học Bestical, khi đó muối canxi vô cơ được bọc trong phân tử đậu nành lecithin. Điều này không chỉ giúp tăng sinh khả dụng mà còn tối ưu lượng canxi nguyên tố được hấp thụ hiệu quả vào cơ thể, và hạn chế các tác dụng phụ thường thấy ở bổ sung canxi như táo bón.
2. Trẻ có giấc ngủ tốt
Thời điểm hormone tăng trưởng GH hoạt động mạnh nhất trong khoảng thời gian 10h đêm – 3h sáng. Do đó, cha mẹ nên thiết lập những thói quen tốt trước giờ ngủ như tạo không gian hugging time bao gồm đọc sách hoặc kể chuyện cho trẻ nghe. Và cuối cùng trẻ nên được ngủ sớm trước 10h đêm để có lợi ích tối đa.
3. Trẻ từ 5 tuổi cũng nên khuyến khích hướng tới sự năng động với khoảng trung bình 60 phút/ngày cho các hoạt động vận động bao gồm:
• Các hoạt động vui chơi chạy nhảy ngoài trời thông thường
• Tham gia những hoạt động thể thao tích cực như bơi lội, cầu lông, bóng rổ, võ thuật… 2-3 ngày/tuần và tổng khoảng 60-90 phút/tuần.
Bottom line
Cố Tổng Thống Lincoln từng nói: "Nếu cho tôi 6 giờ để đốn hạ một cái cây, tôi sẽ dành 4 giờ đầu để mài sắc lưỡi rìu." Trong phát triển chiều cao cho các con cũng vậy, nó đòi hỏi sự chuẩn bị vững vàng của cha mẹ từ việc xây dựng một chế độ ăn đầy đủ các dưỡng chất tốt cho chiều cao như canxi, vitamin D,… đến nâng cao giấc ngủ, giao tiếp tương tác vui vẻ với trẻ và giúp trẻ bỏ các thói quen xấu. Khi tới một thời điểm chín mùi, sự chuẩn bị sẽ mang lại kết quả lớn lao.
Notes
Özaltin, E. et al. (2016). Adult height, nutrition, and population health. Nutrition reviews, 74(3), 149–165.
---
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616