• 111
  • lang
  • lang

Đối mặt với đại dịch, lao động di cư cần chuẩn bị gì cho bản thân? (Phần 1)

1. Tình hình chung của di cư lao động ở khu vực châu Á

Sự gia tăng đột biến của tỷ lệ thất nghiệp đồng nghĩa với nhiều người sẽ gặp khó khăn về kinh tế. Đại dịch đã khiến những người lao động không chính thức trở nên dễ bị tổn thương hơn. Họ là nhóm người lao động đông đảo tại các đất nước đang phát triển và khó được hưởng sự trợ giúp từ chính sách của chính phủ khi khả năng mất việc tăng cao.

Tuy rất nhiều gói hỗ trợ đã được thực hiện bởi nhiều tổ chức và cơ quan chính quyền, nhưng các gói hỗ trợ chưa mang đến sự giúp đỡ hiệu quả đến nhóm người lao động không chính thức. Do các gói hỗ trợ này phục vụ cho những nền kinh tế, nhóm người lao động chính thức và những người thụ hưởng hợp pháp, nên nhóm lao động không chính thức, doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình thu nhập thấp, nhóm người giúp việc tại các nước đang phát triển chưa được tiếp cận hoàn toàn. 

Ngoài ra, trong khi nhiều công việc có thể được hoàn thành tại nhà, làm việc trực tuyến, thì nhóm người di cư lao động kĩ năng thấp không thể thực hiện công việc nếu không đến nơi làm việc. Việc này cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực hơn đến sức khoẻ, sự an toàn của họ khi không được thực hiện giãn cách thích hợp trong đại dịch. Ta có thể thấy được đại dịch càng làm lộ rõ những sự khác biệt trong việc đối xử với nhóm người thu nhập thấp, những người làm công việc không yêu cầu nhiều kỹ năng, nhóm lao động di cư. Những công việc mà họ phải thực hiện thường yêu cầu họ phải có mặt tại nơi làm việc: nhà máy, hầm mỏ, nông trại, công trường xây dựng...

Nhiều người lao động đang phải chịu đựng việc sống trong điều kiện khó khăn: nơi ở cũ kỹ, thiếu thốn về cơ sở vật chất, đông đúc. Ngoài ra, áp lực về mất việc, bị trừ lương, giảm lương hoặc bị ép buộc nghỉ việc, bị trở về quê hương đều khiến nhóm người này như đang mất tất cả. Họ chật vật đối mặt với những khó khăn trên và cố gắng tìm kiếm quyền lợi của mình: được trở về hoặc được ở lại. Sự phân biệt đối xử diễn ra càng căng thẳng hơn tại nhiều nước đang phát triển khiến người lao động nhập cư sống trong lo sợ. Nhiều người lao động vẫn đang gánh món nợ để được đi di cư lao động, nên nếu họ phải trở về quê hương, họ sẽ tay trắng, không có khả năng trả nợ và có thể bị đối xử gay gắt khi trở về từ vùng có nguy cơ lây nhiễm cao.

Giữa các nước châu Á như Qatar, Thailand, Kuwait, Malaysia, Singapore, Cambodia, nhiều lao động di cư đã và đang phải trải qua cuộc sống không có việc làm, không có lương, thiếu thốn thức ăn, không có giấy tờ tuỳ thân và gặp rủi ro lây nhiễm COVID-19.

2. HIểu rõ vấn đề trách nhiệm bảo vệ lao động di cư được thực hiện bởi các chính phủ

 

Mời theo dõi phần tiếp theo

------------------

Nguồn tham khảo:

https://www.wider.unu.edu/publication/decent-work-and-covid-19-%E2%80%93-it%E2%80%99s-time-just-deal-all-workers

https://www.ihrb.org/focus-areas/covid-19/covid19-migrant-workers-overview

https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo-hanoi/documents/publication/wcms_741318.pdf

------------------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616