Em tức và hay chỉ tay la bé, thậm chí gần đây em tuột quần đánh bé giữa nơi công cộng. Về nhà, em cảm thấy ân hận quá. Con vẫn vui chơi bình thường, nhưng có hơi sợ mẹ! Liệu con có cảm thấy bị "tự ái" không? Có ảnh hưởng gì đến bé không?
Đây là dòng tâm sự của một người mẹ gửi tôi. Đôi lúc nóng quá chúng ta không kiềm được cảm xúc và có hành động chưa đúng. Nhưng thực ra trẻ con không nhỏ đến mức không hiểu gì như chúng ta nghĩ đâu!
Độ tuổi nào trẻ bắt đầu hiểu cảm giác xấu hổ?
Một khảo sát trên 2000 cha mẹ ở Mỹ được thực hiện bởi tổ chức Zero to Three cho thấy phần lớn cha mẹ đã đánh giá thời điểm quan trọng cho sự phát triển của con trễ hơn thời điểm thật mà trẻ phát triển. Cụ thể, khi hỏi về độ tuổi trẻ bắt đầu hiểu về cảm xúc thì 49% cho là từ 3 tuổi trở lên, nhưng thực tế trẻ từ 18 tháng tuổi đã có thể bắt đầu hiểu về cảm xúc.
Khoảng 20 tháng tuổi trẻ có thể hiểu về cảm giác xấu hổ và tự ái. Và từ lúc đó, trẻ có thể học và bắt trước cảm xúc của cha mẹ. VD, trẻ có thể tỏ ra quát tháo hay dữ giằn nếu cha mẹ thường thể hiện như vậy trước mặt trẻ.
Người lớn chúng ta thường nghĩ là trẻ nhỏ không biết gì, nhưng thực tế trẻ hiểu và biết nhiều hơn chúng ta tưởng.
Hậu quả của việc thường xuyên bị làm xầu hổ.
Với tâm lý cho rằng trẻ nhỏ không biết gì, cha mẹ thường có một số hành động đôi lúc vô ý như đánh hay làm trẻ mất mặt hoặc xấu hổ trước đám đông. Nếu nó diễn ra thường xuyên, nó có thể dẫn đến suy nghĩ tiêu cực trong trẻ bởi vì trẻ cảm thấy không đúng với trẻ, với cha mẹ trẻ và những người xung quanh (nếu có). Đây có thể là khởi đầu của nhiều vấn đề.
Khi trẻ bắt đầu cảm thấy xấu hổ, trẻ chọn việc suy nghĩ tiêu cực về bản thân và chán ghét sự cố gắng để làm nó tốt hơn. Vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng nếu điều đó liên quan đến cân nặng, thể hình đẹp xấu và sự cố gắng nhưng bị khướt từ.
Lời khuyên giành cho cha mẹ.
1. Nếu bạn chưa bao giờ làm như người mẹ ở đầu bài thì hãy đừng làm. Đó là cách chúng ta đang đem rác của cảm xúc chúng ta lên trẻ và nó chỉ thể hiện sự yếu kém trong kiểm soát cảm xúc của chúng ta, chứ không phải cách hiệu quả chúng ta giáo dục trẻ khi trẻ làm sai. Nếu trẻ khóc và ăn vạ nơi công cộng, cách làm thay thế là hãy
• Bình tĩnh và dẫn trẻ ra chỗ chỉ có bạn và trẻ.
• Cho trẻ khóc và nói “con có quyền nói cho mẹ nghe tại sao con khóc?”
• Khuyến khích bé dùng ngôn ngữ để diễn đạt hơn là khóc. Nếu trẻ tiếp tục bướng bỉnh có thể áp dụng 1 số phương pháp giáo dục được khuyên như 1,2,3 magic, time-out.
2. Nếu bạn rơi vào tình huống và cách ứng xử như người mẹ trên, bạn không cần quá tự trách bởi vì chúng ta đôi lúc không thể kiểm soát được cảm xúc bản thân. Thay vì tự trách, điều quan trọng là giúp trẻ lấy lại cân bằng và làm đúng cho những lần sau. Lấy lại cân bằng là cách bạn cho trẻ biết trẻ luôn được tôn trọng. Nếu nó diễn ra trong 48 giờ hãy trò chuyện và xin lỗi trẻ. Nếu nó đã qua 48 giờ, bạn chỉ cần tương tác nhiều hơn với trẻ và cho trẻ cơ hội được thể hiện trong các trò chơi và hãy động viên trẻ nếu trẻ làm chưa đúng. Nói chung, bạn nên quan tâm cách trẻ suy nghĩ nhiều hơn trong những hoạt động hằng ngày trong 1-2 tuần để cho trẻ hiểu rằng trẻ luôn được lắng nghe và tôn trọng. Khi có tình huống xảy ra, hãy nhớ bình tĩnh và làm những điều được khuyên ở trên.
Bottom line,
Não trẻ trước 6 tuổi luôn linh động cho trải nghiệm, không phải cứ 1 trải nghiệm sai sẽ không thể sữa chữa mà điều đáng quan tâm là cha mẹ dành thời gian sửa nó và giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Theo bác sĩ Anh Nguyễn
---
Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.
Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em - số 44/84 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội:
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.
- Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.
- Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì
- Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.
-Facebook: Văn phòng tư vấn và trị liệu tâm lý.