• 111
  • lang
  • lang

Đừng đùa cợt với trẻ.

Đừng đùa cợt với trẻ.

Đùa cợt với con trẻ là những hành động người lớn lợi dụng sự ngây thơ của trẻ, cố tình để trẻ phạm sai lầm, khóc lóc và sợ hãi. Mục đích là để trêu cho người lớn vui, để bêu nhục trẻ, khiến trẻ cảm thấy lo lắng và hụt hẫng.

Một hôm, một đứa bé và bố từ cơ quan về nhà, người mẹ phát hiện đứa bé vừa khóc, bèn hỏi có chuyện gì vậy. Đứa bé nói nói: Chú Trương nói bố không yêu con nữa. Nói xong lại chực khóc. Bố bé liền giải thích, trước khi hết giờ làm việc anh đến phòng viện trưởng để họp. Anh bạn đồng nghiệp họ Trương đó liền nói với bé rằng: “Bố mẹ cháu không yêu cháu nữa, muốn tặng cháu cho chú, nhà chú có một bé trai, không có bé gái, đi nhé, về nhà với chú nhé”. Nói rồi làm ra bộ chuẩn bị kéo bé đi. Bé sợ quá òa khóc.

Mặc dù người bố cũng không đồng tình với cách làm của anh đồng nghiệp, nhưng không cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến đứa bé, cảm thấy người mẹ đã nghiêm trọng hóa vấn đề. Qua thực tế người bố đã nhận ra sự ảnh hưởng, có hai lần đang ngủ thì đứa bé tỉnh dậy khóc thét, hỏi bé nằm mơ thấy gì, bé đều nói mơ thấy bố đến trường mầm non đón bé về rồi không cần bé nữa, một mình đi mất. Một câu đùa lãng nhách của người lớn gây ra nỗi sợ hãi lớn biết bao cho con trẻ.

“Trêu” trẻ và “đùa cợt” với trẻ là hai khái niệm khác nhau. “Trêu” trẻ tức là lấy niềm vui của trẻ làm tiền đề. Thường là người lớn đặt mình vào thế giới thú vị của trẻ, bằng phương thức trẻ có thể hiểu và chấp nhận, tạo ra những chuyện giúp trẻ cảm thấy vui, trong đó bao hàm sự ngây thơ, vui vẻ, thậm chí là sự hóm hỉnh và trí tuệ.

"Mọi người đều nói trẻ em nhỏ

Trẻ em người nhỏ tim không nhỏ

Nếu anh tưởng rằng trẻ em nhỏ

Anh sẽ nhỏ hơn cả trẻ em."

Đùa cợt với con trẻ là những hành động người lớn lợi dụng sự ngây thơ của trẻ, cố tình để trẻ phạm sai lầm, khóc lóc và sợ hãi. Mục đích là để trêu cho người lớn vui, để bêu nhục trẻ, khiến trẻ cảm thấy lo lắng và hụt hẫng. Ví dụ người lớn cầm trong tay một đồ vật chuẩn bị đưa cho trẻ, nhưng lại không vui vẻ đưa ngay cho trẻ, mà đưa ra một điều kiện, bắt trẻ phải nói một câu ngọt ngào đường mật, nếu trẻ không chịu nói, người lớn làm ra bộ lấy đồ vật đó đi, mãi cho đến khi trẻ nói rồi, người lớn mới đưa đồ vật đó cho trẻ với vẻ hài lòng. Có người lớn còn lấy việc dọa dẫm trẻ làm niềm vui, nhìn thấy bé trai liền làm các động tác như lấy dao cắt “chim” của bé. Hoặc nhìn thấy một bé gái rất thích con búp bê của mình, liền giấu búp bê đi, nói là mất rồi hoặc bị người khác lấy rồi, bé gái liền khóc òa, người lớn mới chịu lấy ra.

Người lớn cảm thấy những trò này rất thú vị, tưởng rằng chỉ là trêu cho trẻ cuống lên một lúc, khóc một lát, cười xong là hết chuyện. Thực ra những hành vi này sẽ gây tổn thương cho trẻ về mặt tâm lý. Đối với trẻ, những trò đùa này không hề thú vị, chỉ khiến trẻ cảm thấy bất an và không được tôn trọng, làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, khiến trẻ cảm thấy sợ hãi trong quan hệ xã giao và không tin tưởng vào người khác. Vì thế khi gặp những chuyện này, bố mẹ cần ngăn chặn một cách lịch sự nhưng kiên quyết. Đây không phải là chuyện nhỏ, chuyện liên quan đến con trẻ không có chuyện nhỏ, trong mắt người lớn là chuyện nhỏ, nhưng đối với con trẻ lại là chuyện lớn.

Chơi với trẻ cũng là quá trình giáo dục phẩm chất đạo đức cho trẻ, những đứa trẻ thường xuyên bị đùa cợt sẽ xuất hiện những khiếm khuyết về mặt phẩm chất đạo đức.

Trong cuộc sống đô thị hiện nay, những  phương thức tư duy đùa cợt con trẻ của mọi người vẫn rất phổ biến, trong rất nhiều trường hợp trẻ vẫn là đối tượng bị đùa cợt. Nhìn bề ngoài những hành vi đùa cợt này không thô tục, nhưng tính man rợ của nó cũng tương tự như những hành vi đùa cợt nêu trên, đều bao hàm sự không tôn trọng con trẻ, không thấu hiểu tâm lý con trẻ.

Chơi với trẻ cũng là quá trình giáo dục phẩm chất đạo đức cho trẻ, những đứa trẻ thường xuyên bị đùa cợt sẽ xuất hiện những khiếm khuyết về mặt phẩm chất đạo đức.

---

Nguồn tham khảo: Doãn Kiến Lợi 

----

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616