• 111
  • lang
  • lang

Gia đình toàn mỹ: chỗ dựa vững chắc cho trẻ (Phần 3)

Với mong muốn mang đến những trải nghiệm tích cực với những mối quan hệ đầy tình yêu thương, hướng tới cải thiện đời sống an sinh và bảo vệ trẻ em, giúp trẻ sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, dù đó là gia đình khiếm khuyết, World Vision Việt Nam đã triển khai dự án “Gia đình Toàn mỹ” từ 2016. 

Tiếp theo với bài viết trước, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về chủ đề thứ 3 của "Gia đình Toàn mỹ": Không gian để yêu thương và bao dung.

Zalo

🌱 Trẻ em không tự lớn lên mà luôn chịu ảnh hưởng từ gia đình và cộng đồng. Vì lẽ đó, để tạo ra những thay đổi tích cực và có ý nghĩa trong cuộc đời của trẻ, chúng ta không thể bỏ qua vai trò vô cùng quan trọng của cha mẹ và người chăm sóc trẻ.

👩‍❤️‍👨 World Vision Việt Nam tin rằng cha mẹ và người chăm sóc trẻ có trách nhiệm nuôi dưỡng và đáp ứng nhu cầu về thể chất và tinh thần của trẻ em. Vì thế, chúng tôi khuyến khích, đồng hành cùng cha mẹ và người chăm sóc trẻ tạo ra môi trường an toàn, tràn đầy tình yêu thương, hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

🌈 Chủ đề thứ ba trong chương trình Gia đình Toàn mỹ của World Vision Việt Nam có tên gọi là “Không gian để yêu thương và bao dung”.

💖 Cuối tuần này, trong các hoạt động của gia đình, khi chơi đùa cùng con trẻ, trong bữa cơm, khi cùng nhau đi dạo..., bạn hãy cùng các thành viên trong gia đình thảo luận và khám phá xem mỗi người mong đợi gì từ gia đình mình? Làm cách nào để cùng nhau tạo ra không gian yêu thương và bao dung hơn trong gia đình? Làm thế nào để tạo một môi trường an toàn giúp mọi thành viên được phát triển và cảm thấy hạnh phúc?

✨ Mỗi chúng ta, xin hãy đừng quên rằng "Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc".

Chương trình có cung cấp khoá học/ buổi tập huấn cho phụ huynh, gia đình đang sinh sống và làm việc tại các vùng dự án của World Vision Vietnam

------------

Nguồn tham khảo:

https://www.facebook.com/WorldVisionVN/photos/a.136630929840522/1407535839416685/

------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616