• 111
  • lang
  • lang

Giáo dục như thế nào để trẻ không trở thành kẻ bắt nạt? (Phần 1)

Như đã đề cập trong những bài viết trước, BLHĐ bắt nguồn từ những cảm xúc cá nhân tiêu cực và hậu quả có thể là các hành vi bạo lực.

Nhưng những cảm xúc này có thể được nhận ra sớm hơn bởi người thân của trẻ, là dấu hiệu cảnh báo để có thể ngăn chặn được BLHĐ xảy ra. Vậy cha mẹ hãy lưu ý hơn đến trẻ và có thể cùng trẻ trò chuyện về 1 vài dấu hiệu sau đây:

1. Cảm xúc hoặc hành vi đột ngột thay đổi

Nếu cha mẹ để ý sự thay đổi cảm xúc của trẻ hoặc trẻ có những hành vi khác thường, hãy trò chuyện và tâm sự với trẻ. Sự chán nản, lo âu, giận dữ là những biểu hiện của việc thay đổi cảm xúc đột ngột. Nếu trẻ từ chối trò chuyện, hãy trao đổi với giáo viên của trẻ để tìm hiểu về những chuyện diễn ra trong trường lớp có thể gây ra cảm xúc tiêu cực đến trẻ. Nếu thầy cô cũng không biết được nguyên nhân, cha mẹ có thể tìm đến các bác sỹ tâm lý

2. Trẻ thường tự cô lập và hoạt động một mình

Cha mẹ đừng quên dặn dò trẻ về tầm quan trọng của sự tự tế. Nhấn mạnh với trẻ rằng sẽ rất khó chịu nếu không có một người bạn nào muốn chơi với con trẻ, do đó hãy quan tâm đến những người bạn bị cô lập bằng cách đổi xử tử tế, thân thiện với các bạn. Đồng thời, trẻ cũng nên biết rằng nếu con bị cô lập ở trường lớp, hãy nhớ cha mẹ luôn ở đây để lắng nghe con và sẵn sàng giúp con tìm giải pháp. Mọi chuyện vẫn ổn nếu con chỉ đơn giản là thích tự lập và làm việc một mình. Nhưng hãy kết bạn khi ở trường lớp để các con có thể chia sẻ, trò chuyện và cùng nhau tiến bộ.

3. Thay đổi nhóm bạn trẻ hay chơi cùng

Trẻ có thể có nhiều nhóm bạn và những nơi các con thường hẹn nhau tụ tập. Nếu trẻ có kết bạn với những người mới hoặc dừng chơi với một vài bạn hiện tại, điều ấy hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ hãy để ý kỹ hơn nếu trẻ bắt đầu dành thời gian bên một nhóm bạn mới hoàn toàn và bị ảnh hưởng bởi những hành vi tiêu cực, cha mẹ hãy tìm hiểu rõ về nhóm bạn này. Về lâu dài, con trẻ có thể có xu hướng bắt chước các hành vi tiêu cực ấy.

Các phụ huynh đều hi vọng con mình không phải là người bạo lực hoặc bắt đầu các hành vi bạo lực. Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra ngạc nhiên, không tin nổi khi nhận được thông báo từ nhà trường về hành vi của con ở trường học. Tuy nhiên phụ huynh hãy bình tĩnh để cùng con cái đối mặt và xử lý các sự cố.
 

Mời theo dõi phần 2 của bài viết.

-------------
Nguồn tham khảo: 
https://dailymom.com/nurture/educating-your-child-about-school-violence/

-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy: 
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111: 
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616