Khi kỳ nghỉ hè đang diễn ra, thời lượng trẻ em sử dụng Internet, đặc biệt là mạng xã hội có xu hướng tăng cao. Trẻ thường truy cập qua các ứng dụng trên thiết bị điện tử thông minh như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng, v.v. Liệu cha mẹ có đang biết được con trẻ hiện trò chuyện với ai trên mạng xã hội? Nếu là người trẻ quen biết thông qua Internet, liệu trẻ có biết rõ những người bạn này không?ên Internet, liệu trẻ có biết rõ những người bạn này không?
Khi trẻ có thể bắt đầu sử dụng các thiết bị thông minh một mình, có cách nào giúp cha mẹ theo sát các hoạt động trực tuyến của trẻ nhưng đồng thời cũng cho trẻ đủ không gian để giải trí, trò chuyện cùng bạn bè trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Twitter hay không?
Những trang mạng xã hội kể trên đang nhận được rất nhiều truy cập từ người dùng trực tuyến, điều này dẫn đến những nội dung được trên mạng xã hội có thể dễ dàng chia sẻ đến nhiều người dùng hơn, bất kể họ đang ở đâu.
Tuy nhiên, việc trẻ tiếp xúc và chia sẻ đang có xu hướng trở thành tiếp xúc quá nhiều và chia sẻ quá mức những nội dung trên mạng xã hội.
Không thể phủ nhận rằng nếu dùng đúng cách, mạng xã hội chính là một nơi thú vị khi có thể thuận lợi chia sẻ sở thích, quan điểm về âm nhạc, nghệ thuật, hoặc chỉ đơn giản là những câu chuyện nhỏ thú vị hàng ngày, những bộ phim mà trẻ và các bạn cũng thích xem vào cuối tuần. Mạng xã hội cũng giúp những thành viên gia đình có thể kết nối với nhau dễ dàng hơn khi không ở cùng một nơi.
Tuy nhiên, sự thuận tiện này cũng chính là một con dao hai lưỡi khi đã vô tình để một số kẻ xấu đánh cắp thông tin của trẻ, dùng vào nhiều mục đích xấu khác nhau. Do đó, thách thức lớn nhất đối với người dùng, đặc biệt là trẻ em trong khi sử dụng mạng xã hội, chính là nhận thức được những thông tin nào nên chia sẻ công khai, hoặc chỉ với nhóm bạn thân thiết hoặc thậm chí là không nên tiết lộ cho bất cứ ai.
Lời khuyên từ chuyên gia gửi đến trẻ (và có thể là cha mẹ của trẻ): hãy chỉ chia sẻ trực tuyến những gì mà bạn có thể thoải mái chia sẻ với rất nhiều người cùng một lúc. Nếu nghĩ kỹ lại, bạn không dám chia sẻ với nhiều người, vậy thì đừng đăng tải nội dung ấy lên mạng xã hội. Tuy nhiên, dù đã được cảnh báo bởi nhiều chuyên gia, nhiều bạn trẻ vẫn liều lĩnh và chia sẻ quá mức những nội dung quá cá nhân hoặc nhạy cảm. Vì vậy, cha mẹ hãy can thiệp đúng lúc, kịp thời để trẻ không phải hối hận về hành động của mình.
Trẻ em thường thiếu kinh nghiệm, hiểu biết và nhận thức để đánh giá về mức độ quan trọng hay chân thật của những thông tin chúng nghe được, nhìn thấy được hàng ngày. Tương tự, trẻ cũng chưa hiểu được rằng những thông tin cá nhân như tên trường học, lớp học, tên cha mẹ, địa chỉ nhà, thông tin về các thành viên trong gia đình… là không bao giờ được chia sẻ lên mạng xã hội. Nếu phụ huynh không muốn trẻ hoặc gia đình là nạn nhân của mạng xã hội, hãy trò chuyện với trẻ về cách dùng mạng xã hội an toàn, lành mạnh hơn, càng sớm càng tốt.
Mời theo dõi phần tiếp theo.
------------
Nguồn tham khảo:
https://youthfirstinc.org/social-media-safety-tips-for-children/
https://www.theschoolrun.com/how-to-keep-children-safe-on-social-media
------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616