“Trời này lạnh lắm, nhớ mặc áo ấm vào kẻo bị cảm lạnh đấy” câu nói này có lẽ quen thuộc với nhiều người trong chúng ta vào những hôm trời trở lạnh. Theo thống kê, vào mùa này số lượng bệnh nhi nhập viện thường tăng đáng kể. Có phải do không khí lạnh làm trẻ dễ bị cảm lạnh? Theo GS. Richards, ĐH Purdue, Mỹ: không khí lạnh không làm trẻ cảm lạnh, mà chính là những tác nhân liên quan đến mùa lạnh mới thực sự làm trẻ bị bệnh.
Có 2 nguyên nhân chính làm trẻ dễ mắc bệnh hơn trong mùa lạnh, bao gồm:
1.VIRUS DỄ LÂY TRUYỀN TRONG MÙA LẠNH HƠN
Không khí lạnh cùng với sự hanh khô của thời tiết là điều kiện ưa thích cho các loại virus, vi khuẩn, nấm… có khả năng lây nhiễm trong không khí, phát triển tối ưu, đặc biệt là virus. Hơn nữa, các tác nhân này rất biết chọn mùa đông để xuất hiện, bởi vì lúc này thường là mùa lễ Tết và nó dễ dàng phát huy được khả năng lây nhiễm của mình. Nếu nhìn vào lịch sử các đại dịch, cách đây 100 năm, đại dịch cúm Tây Ban Nha khiến hơn 500 triệu người trên khắp thế giới mắc phải cũng rơi vào mùa đông.
2.HỆ MIỄN DỊCH CÓ THỂ BỊ SUY YẾU VÀO MÙA LẠNH
Hệ miễn dịch của chúng ta thường bị yếu hơn và trở nên khó đối phó với tác nhân gây bệnh hơn vào những ngày se lạnh
Khi phân tích dữ liệu của gần 23.000 gen liên quan đến hệ miễn dịch của hơn 1000 người, nhóm nghiên cứu của GS. Todd tại ĐH Cambridge đã cho biết hệ miễn dịch của con người có sự thay đổi theo mùa, đặc biệt có sự biến động lớn vào mùa hè và mùa đông. Cụ thể, nhiều bằng chứng đã cho thấy hệ miễn dịch của chúng ta thường bị yếu hơn và trở nên khó đối phó với tác nhân gây bệnh hơn vào những ngày se lạnh. Điều này trước đây được giải thích là khi thời tiết lạnh người ta thường có khuynh hướng ở trong nhà, do đó cũng giảm thời gian tiếp xúc với ánh nắng và các hoạt động tích cực ngoài trời. Điều này đã tạo điều kiện cho sự lan truyền các tác nhân nhiễm bệnh, bao gồm virus. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 năm gần đây đã có gần 3000 nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Người ta thấy có thể là do có sự liên quan đến thiếu hụt vitamin D.
Theo GS. Biggers, ĐH Illinois, Mỹ: điều này cũng dễ hiểu vì mùa lạnh mọi người ít hoạt động ngoài trời và ánh nắng cũng ít, việc tự tạo vitamin D nhờ vào ánh nắng mặt trời cũng hạn chế. Hơn nữa, tình trạng không khí ô nhiễm đang gia tăng trên thế giới cũng góp phần làm giảm hiệu suất tổng hợp vitamin D thông qua ánh nắng mặt trời. Do đó, cứ đến mùa đông nhiều nước Âu Mỹ phải tìm cách giải quyết vấn đề thiếu hụt vitamin D.
3.VÌ SAO VITAMIN D LẠI LIÊN QUAN ĐẾN SỰ SUY YẾU HỆ MIỄN DỊCH?
Như chúng ta đã biết, vitamin D có đa dạng trong nhiều vai trò, đáng chú ý nhất là giúp hấp thu và sử dụng canxi (đặc biệt khi kết hợp cùng vitamin K2), giúp trẻ có hệ xương chắc khỏe và thúc đẩy tăng trưởng chiều cao. Thiếu vitamin D là nguyên nhân của tình trạng còi xương và thấp còi ở trẻ.
Nhưng đó không phải là tất cả. TS. Aranow, Viện Nghiên Cứu Y Học Feinstein chia sẻ, vitamin D còn có vai trò trong việc duy trì sức mạnh cho hệ miễn dịch. Các nhà khoa học nhận ra, Vitamin D hoạt động như 1 hormone và nó có thụ thể nhận ở hầu hết các tế bào trong cơ thể, bao gồm tế bào miễn dịch. Trong đáp ứng miễn dịch bẩm sinh, vitamin D giúp tạo ra các hợp chất kháng khuẩn cũng như kích hoạt tế bào tua và đại thực bào nhận diện và bắt giữ các tác nhân gây bệnh. Trong hệ miễn dịch đặc hiệu, vitamin làm tăng cường khả năng nhận diện kháng nguyên của tế bào T, điều hoà miễn dịch, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn…
Một báo cáo tổng quan phân tích cẩn thận 25 thử nghiệm lâm sàng trên 11.000 người, trong đó hơn 60% đối tượng tham gia là trẻ < 10 tuổi được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của GS. Martineau, ĐH Queen Mary London, Anh đã bước đầu cho thấy nhiều bằng chứng về vai trò của vitamin D trong việc giảm nguy cơ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp bao gồm: viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi, lao…. Bằng chứng càng trở nên rõ ràng hơn đối với những người đang thiếu vitamin D.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi nhóm TS. Camargo, ĐH Harvard trên 247 trẻ Mông Cổ cho thấy bổ sung vitamin D hàng ngày giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp vào mùa đông.
Cho trẻ tắm nắng đúng cách hoặc bổ sungVitamin D theo đúng liều lượng hàng ngày.
4.GIÚP TRẺ KHỎE MẠNH HƠN TRONG MÙA LẠNH, LỄ TẾT
1. Hạn chế dẫn trẻ đến khu vực hay có người hút thuốc.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi bạn vừa từ chỗ làm, nơi công cộng hoặc có tiếp xúc với những người có dấu hiệu bị cúm.
3. Tránh các hoạt động ôm hôn trẻ vì đó là cách lan truyền virus khá thuận tiện.
4. Hạn chế các hoạt động thụ động trong nhà như nằm xem TV, chơi điện thoại…
5. Uống đủ nước và chế độ ăn cần cân bằng và đa dạng các loại rau củ quả.
6. Bổ sung vitamin D 400 IU/ngày, đặc biệt trẻ nhỏ. Vitamin D là một vitamin đặc biệt vì nó không có nhiều từ thực phẩm, mà phần lớn được tổng hợp dưới da nhờ ánh sáng mặt trời. Nhưng, sự tổng hợp này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như mức độ ô nhiễm không khí, khí hậu, độ tuổi, màu da…
Gần đây, do các yếu tố thời tiết và ô nhiễm, WHO cũng khuyến khích bổ sung vitamin D qua thực phẩm chức năng hơn là phơi nắng. Dạng xịt hoặc dạng nhỏ giọt được khuyên cho nhóm trẻ nhỏ vì tính khả dụng, tránh bị hóc. Một số vitamin D dạng xịt trực tiếp vào miệng như Dimao Vitamin D3 400 IU cho thấy lợi ích trong việc gia tăng hấp thụ vitamin D, sự tiện lợi khi sử dụng và sự thích thú hợp tác của trẻ.
Nghiên cứu cho thấy, bổ sung bằng dạng xịt có hiệu quả hấp thu tốt hơn, đặc biệt với trẻ nhỏ, trẻ kém hấp thu hoặc hay gặp vấn đề về đường ruột.
---
Nguồn: Anh Nguyen
Notes:
Martineau AR, et al. (2017) Vitamin D supplementation to prevent acute respiratory tract infections: systematic review and meta-analysis of individual participant data. BMJ. 15;356:i6583.
Richards, L. 2020. Will going out in the cold give you a cold? The conversations
Aranow C. (2011). Vitamin D and the immune system. Journal of investigative medicine : the official publication of the American Federation for Clinical Research, 59(6), 881–886.
Amini H, et al. Air pollution, environmental chemicals, and smoking may trigger vitamin D deficiency: Evidence and potential mechanisms. Environ Int. 2019 Jan;122:67-90.
Todd, J.A. et al. (2015) widespread seasonal gene expression reveals annual differences in human immunity and physiology. Nature Communications; 6: 7000.
Camargo CA et al. . Randomized trial of vitamin D supplementation and risk of acute respiratory infection in Mongolia. Pediatrics; 130(3):e561-7.
----
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616