• 111
  • lang
  • lang

Giúp trẻ tăng cường sức khoẻ tinh thần và thể chất để vượt qua đại dịch

Tình trạng khẩn cấp về y tế và sức khoẻ toàn cầu trong giai đoạn COVID-19 và những tác động của đại dịch lên kinh tế, xã hội đã ảnh hưởng đến nhiều phương diện trong cuộc sống của mọi tầng lớp xã hội. Với mỗi người ở độ tuổi khác nhau sẽ có những trải nghiệm, cảm nhận khác nhau, chịu sự ảnh hưởng khác nhau trong khoảng thời gian này.

Một trong những điều đáng lo ngại hiện nay khi việc tiêm chủng vaccine chưa được thực hiện đồng đều tại nhiều quốc gia và khu vực, cũng như việc giãn cách xã hội, phong toả vẫn đang được áp dụng ở nhiều nơi, việc con người lo ngại đến sức khoẻ tinh thần lẫn thể chất ngày càng tăng khi cuộc sống của họ lẫn cộng đồng xung quanh vẫn chưa trở lại trạng thái bình thường.

Zalo

 

Đối với người trẻ, đặc biệt những người trong tình trạng dễ bị tổn thương, đại dịch gây ra hệ quả tiêu cực nhất định trong lộ trình học tập, việc làm, duy trì sức khoẻ tinh thần. Sự kỳ vọng vào các biện pháp hỗ trợ phúc lợi, quản lý và phục hồi cuộc sống sẽ không gây ra thêm bất cứ sự bất bình đẳng trong giới, trong các tầng lớp xã hội, có sự điều chỉnh phù hợp với các nhóm tuổi khác nhau.

Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho các em không nên bị xem nhẹ. Khi trẻ bị buộc phải ngừng đến trường, sân chơi, hạn chế gặp gỡ bạn bè, ở trong nhà phần lớn thời gian, v.v, có lẽ không ít trẻ bỡ ngỡ khi phải trải qua tình trạng này. Người trưởng thành như cha mẹ cũng cần thời gian làm quen với cách sống, làm việc khác và có đôi lúc bản thân phụ huynh cũng đối mặt với trạng thái căng thẳng. Do đó, việc trẻ em có phản ứng tiêu cực ban đầu là điều không thể tránh khỏi và không nên bị ngó lơ. Trẻ không thể tự mình cảm thấy tốt hơn được hoặc ít sợ hãi hơn.

Zalo

 

Nhiều trẻ có thể sẽ giấu diếm sự căng thẳng, trở nên ít giao tiếp hơn, và khiến cha mẹ lầm tưởng rằng trẻ vẫn ổn. Có trẻ sẽ thể hiện sự sợ hãi, lo lắng rõ ràng để có được sự chú ý từ cha mẹ. Cho dù trẻ thể hiện ra sao, việc thẳng thắn với trẻ về tình hiện đại dịch hiện tại là điều cần thiết.

- Hãy trò chuyện, trao đổi có lựa chọn về những thông tin trẻ có thể hiểu được về những gì đang diễn ra.

- Đồng thời, cha mẹ cũng nên cho trẻ biết khi con có thắc mắc, nghi ngờ về những thông tin con nghe và thấy được, con có thể nói với cha mẹ để cả nhà cùng tìm hiểu.

- Điều quan trọng là cha mẹ cho con thấy sự đồng cảm, yêu thương, sẵn sàng lắng nghe con thay vì né tránh, cáu gắt. Thái độ của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của trẻ.

- Đừng để tâm trạng căng thẳng của bản thân cha mẹ ảnh hưởng đến cách cha mẹ đối xử với trẻ. Hãy khiến bản thân trở nên bình tĩnh hơn trước khi trao đổi với trẻ.

Zalo

 

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên giúp trẻ tự thiết lập kế hoạch vận động, hoạt động thể dục thể thao tại nhà để có thể duy trì sức khoẻ thể chất. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo người lớn nên duy trì vận động khoảng 30 phút/ ngày, trẻ em cần vận động khoảng 1 tiếng/ ngày để giúp trí não phát triển, ngủ ngon, suy nghĩ tích cực.

 

Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 

----------

Nguồn tham khảo:

https://www.who.int/vietnam/vi/emergencies/covid-19-in-vietnam/information/mental-health

https://childmind.org/article/talking-to-kids-about-the-coronavirus/

https://www.who.int/vietnam/vi/emergencies/covid-19-in-vietnam/information/stay-active

https://www.who.int/vietnam/vi/emergencies/covid-19-in-vietnam/information/coping-with-stress

-----------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616