Phần lớn cha mẹ quan tâm liệu trẻ ăn như thế nào, ăn bao nhiêu và trẻ có nhận đủ dinh dưỡng không? Tuy nhiên, một mảng quan trọng khác mà rất ít cha mẹ quan tâm hoặc bỏ qua miễn trẻ ăn là được- Đó là môi trường cho trẻ ăn có thực sự giúp trẻ ăn tốt không. Ngày nay vấn đề về dinh dưỡng không chỉ là ăn cái gì, có dinh dưỡng, có vệ sinh không; mà còn cần quan tâm liệu cách trẻ ăn như thế nào bởi vì phần lớn nó sẽ ảnh hưởng đến phát triển hành vi lối sống và bệnh tật liên quan.
Yếu tố môi trường cho trẻ ăn:
Yếu tố này giữ vai trò quan trọng trong hành vi ăn uống của trẻ.
Gần đây, Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Anh phát triển bộ công cụ giáo dục về phát triển hành vi ăn uống của trẻ, trong đó nhấn mạnh về Responsive feeding (RF) (Cách cho trẻ ăn tương tác) là chìa khóa giúp trẻ "bật đèn xanh" để phát triển hành vi ăn uống tốt và khỏe mạnh sau này
RF gồm 3 kỹ năng cha mẹ cần phải HỌC:
1. THẤY & HIỂU
Bạn cần quan sát các cử chỉ của trẻ liên quan đến nhu cầu thức ăn. Liệu trẻ dùng cách nào để giao tiếp với bạn như cách nói: “Con đói, con muốn ăn” hoặc “Không, con no rồi/con hơi mệt lát hãy ăn mẹ ạ!”. Sau đó, bạn nên hiểu được cử chỉ giao tiếp của trẻ về nhu cầu thức ăn: no, đói, hứng thú hay trở nên không còn hứng thú.
2. ĐÁP ỨNG NGAY
Càng sớm đáp ứng với nhu cầu thì trẻ càng hài lòng và sẽ càng ngoan.
Càng trì hoãn đáp ứng thì trẻ càng học được cách để làm mạnh hơn tín hiệu, nghĩa là có sự kháng cự xảy ra ở đây.
Đây là 1 số ví dụ để bạn hiểu THẤY HIỂU & ĐÁP ỨNG NGAY là như thế nào?
Ví dụ: Trẻ quay đầu nhiều hơn 3 lần hoặc kết hợp ít nhất 2 cách từ chối bạn như ngậm miệng, nhè thức ăn, quay đầu, lấy tay đẩy ra. Bạn có thể hiểu rằng cần tạm thời ngưng lượt đút đó, và bạn làm động tác bỏ muỗng vào chén, múc muỗng mới sau đó 3-5 phút.
Hoặc khi trẻ tỏ ra không hứng thú chơi như khi bắt đầu trò chơi thì đó có thể là lúc trẻ cho bạn biết trẻ muốn ăn gì đó. Bạn chỉ cần chuẩn bị sẵn 1 vài món ăn nhẹ như trứng luộc, miếng gà chiên giòn, bánh lạt, phô mai, sữa chua... Nó sẽ làm trẻ cảm thấy thích thú nếu mẹ hiểu được nhu cầu của trẻ
Thực tế, nếu bạn chịu khó chú ý thì sẽ hiểu nhu cầu yes và no của trẻ rất rõ ràng. Chỉ cần bạn đáp ứng ngay sau 1 vài lần, việc cho ăn giữa bạn và trẻ rất tương tác và nhẹ nhàng. Trẻ con không có quá nhiều suy nghĩ như chúng ta, nên thông điệp trẻ cho rất rõ ràng, liệu bạn có dành thời gian để hiểu trẻ chưa
KHUYẾN KHÍCH TIẾP TỤC
Nếu nổ lực lần đầu không thành công, thì không lí do gì mà không tiếp tục. Bạn luôn vui vẻ lập lại để trẻ hiểu điều bạn muốn cho trẻ. Hãy tìm hiểu lí do tại sao bạn lại không thành công. Liệu bạn có thể làm tốt hơn để nâng cao tỷ lệ thành công. Tỉ lệ thành công để giới thiệu món mới hoặc 1 hành vi cho ăn mới có thể tối đa đến 12 lần lập lại.
Giả sử Việc cho trẻ ăn 1 món mới như ăn thịt sẽ gặp phản ứng ngay. bạn nên hiểu đó là tự nhiên. Khi bạn ăn sushi lần đầu cũng chẳng thấy gì hứng thú, nhưng rồi lại thích và mê sau đó là vì khẩu vị của bạn đã bắt đầu được "huấn luyện" để quen dần đến khi thích và chấp nhận nó. Lập lại là phương pháp được khuyên khi trẻ từ chối món mới. Lập lại lần thứ 10-12 mà trẻ vẫn không chịu, có thể bạn sẽ đợi 1 thời gian tầm 2 tuần rồi giới thiệu lại. tại sao?
Trong nghiên cứu vị giác, 2 tuần là thời gian trung bình có thể giúp trẻ lấy lại 1 trải nghiệm mới. Nếu bạn ăn 1 món quá nhiều lần trong 2 tuần, bạn cũng sẽ bắt đầu thấy ngán nó, cũng cùng 1 cơ chế. 1 số nhóm nghiên cứu dùng phương pháp này để giúp 1 số người nghiện ăn món gì có thể trở nên ngán nó nếu dùng nó liên tục. Chìa khóa luôn là sự kiên nhẫn.
NHỮNG MÔI TRƯỜNG CHO ĂN CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG QUY TRÌNH HỌC HỎI CỦA TRẺ VÀ BẠN TRONG RF
Xem TV, ipad, điện thoại lúc ăn ?
Tác động của screen time lên quy trình thứ 3 của RF, làm trẻ mất tập trung vào thức ăn và hành vi ăn uống. Điều này có nghĩa trẻ sẽ tăng mức độ hài lòng, thay vì chỉ hài lòng với thức ăn, nay lại hài lòng thêm đoạn video/phim đang xem, tăng mức độ kháng và giảm mức độ hứng thú vào ăn uống.
AAP khuyên cha mẹ: 0-18 tháng Screen Time nên tránh, trừ những lúc chat trực tuyến với người thân của bé qua Skype video/facetime. Từ 18-24 tháng tuổi, cha mẹ nên lựa chọn những chương trình giáo dục cùng chơi/học với trẻ, thay vì để trẻ tự làm một mình.
Trước bữa ăn hay giờ ngủ, Screen Time cần kết thúc trước đó hoặc sau đó ít nhất 1 giờ.
Tránh cho trẻ xem những thông tin quảng cáo về thức ăn không lành mạnh.
Dụ đồ chơi lúc ăn ?
Tác động của vấn đê này lên quy trình thứ 1 của RF, làm trẻ đưa ra không rõ ràng việc ăn hay không, dẫn đến quy trình thứ 2 và 3 đều rối loạn.
Bế rong để dụ ăn.
Tác động của vấn đề này lên cả quy trình thứ 2 và 3, khi ấy trẻ có khuynh hướng "hóng" chuyện và dẫn dắt mẹ ra ngoài nơi có tiếng ồn, đèn chiếu, thay vì tập trung vào việc nhai và hành vi ăn uống.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ NGỒI GHẾ ĂN KHI BẮT ĐẦU ĂN DẶM.
Việc giới thiệu ghế ăn dặm là được khuyên khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, khi đến 10 tháng tuổi, vận động ở trẻ phát triển việc ép trẻ ngồi vào ghế để ăn dặm không còn hiêu quả.
Vào thời điểm này, bạn có thể linh động như cho trẻ ngồi dưới đất hoặc bế trên tay hoặc khi trẻ 2 tuổi, trẻ có thể tham gia ngồi vào bàn ăn của người lớn, thậm chí ăn những món ăn trên bàn người lớn, nhưng đã được thiết kế để dành cho bé.
Lí do vì sao?
Ghế ăn dặm chỉ là 1 công cụ để trẻ hiểu việc ăn là khác việc chơi hoặc đi rong. Bài học lớn của trẻ là học cách ăn nghiêm túc, do đó, không hẳn phải phụ thuộc vào ghế ăn dặm. Hơn nữa, khi trẻ lớn, việc trẻ cố trèo ra khỏi ghế là có thể và việc bắt trẻ ngồi ghế để ăn là điều bất khả thi ở 1 số bé. Lúc này, bài học về hành vi ăn uống vẫn cần được tiếp tục. Cha mẹ có thể bế hoặc cho bé ngồi ăn tự do trên đất, nhưng không để bé bị sao nhãng từ 3 tác nhân đã được nói ở trên. Khi trẻ lên 2, việc quan sát và học thái độ ăn từ các thành viên trong gia đình là khuyến khích vì trẻ cần hiểu việc ăn và thái độ khi ăn như thế nào. Tất cả những điều này sẽ giúp trẻ ăn uống khỏe mạnh mà không biếng ăn.
Theo bác sĩ Nguyễn Anh
-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616