• 111
  • lang
  • lang

Hạn chế hậu quả của đi làm chui bằng cách tăng hiểu biết về di cư an toàn.

Câu chuyện đi làm chui, đi di cư lao động không chính thống, để tuột mất quyền được bảo vệ bởi chính quyền xảy ra với không ít người lao động. Ngoài việc khả năng cao bị mất tiền lương, người lao động có thể phải sống và làm việc trong môi trường không an toàn, bị đối xử tồi tệ, bị giam giữ.
 

Tình huống tồi tệ hơn, nhóm lao động di cư không chính thống có thể bị buộc tội nhập cư bất hợp pháp và bị trục xuất bởi chính quyền nước sở tại.

Nhiều người lao động di cư cho biết, khi tham gia lao động tại nước ngoài, họ trở thành nhóm người lao động thuộc tầng lớp thấp nhất.

Trong khi rất nhiều quốc gia cần đến người lao động di cư để bổ sung vào lực lượng lao động đang thiếu hụt, đồng thời lượng kiều hối cũng trở thành nguồn tài chính quan trọng cho gia đình và quốc gia quê hương của người lao động di cư. Nhưng cuộc sống của nhiều người di cư, nhất là nhóm di cư không chính thống, thường rất khắc nghiệt và thường bị cô lập, phân biệt đối xử.

Zalo
 

Họ, những người lao động di cư, phải sống xa gia đình, những người yêu thương và những người có thể giúp đỡ họ. Ngoài ra, tại nước sở tại, người lao động di cư có thể không nắm hết được luật pháp tại đây, không quen thuộc ngôn ngữ và phong tục tập quán của địa phương. Trầm trọng hơn, nhóm di cư lao động chính thức có thể bị từ chối các quyền được bảo vệ, hỗ trợ y tế, an sinh xã hội, và từ đây, họ trở thành nhóm người dễ bị tổn thương và lạm dụng hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, không phải họ bị tổn thương chỉ khi đã đến làm việc ở một quốc gia khác. Thực tế, tại quê nhà (đa số là các nước đang phát triển), một số công ty tự nhận có thể đưa họ đi lao động ở nước ngoài, lại là các công ty lừa đảo, không chính thống, chưa được cấp phép. Những công ty này thường nhắm đến nhóm lao động tay nghề thấp, hoặc người thất nghiệp, thiếu hiểu biết, hoặc không nắm được thông tin chính thống để giở trò dụ dỗ. Các công ty này có thể sử dụng cò mồi, đăng tin tuyển dụng trên các mạng xã hội.

Zalo
 
Zalo
 

Nhưng trong nhiều trường hợp, chúng thường làm quen với một thành viên của cộng đồng hoặc gia đình, thuyết phục và đốc thúc những thành viên này đi lan truyền tin tức về những cơ hội việc làm tại nước ngoài là "dễ dàng, kiếm được nhiều tiền", miễn là đi theo con đường của chúng. Các thông tin về việc làm, về thủ tục sẽ không rõ ràng, hoặc quá tốt để trở thành sự thật "việc ít lương cao" hoặc "không làm mà vẫn có ăn". Từ đây, những cái bẫy như "bên cho vay tiền", "bên làm thủ tục", "những người đã từng đi", v.v đã được nhóm người này chuẩn bị để chúng có thể thực hiện "quy trình đưa người lao động đi nước ngoài".

Mời theo dõi series phim Nghĩ Trước Bước Sau, khi các nhân vật phải đưa ra quyết định lớn liệu có nên ra nước ngoài làm việc hay không, tại đây: https://www.shorturl.at/bJOVW

Những tình huống người lao động bị mất liên lạc, bị bỏ rơi, hoặc bị lảng tránh bởi những công ty phụ trách công việc ngay khi họ đến nước sở tại làm việc, xảy ra thường xuyên. Ngoài ra, người lao động di cư có thể bị ép buộc phải làm các công việc không như hứa hẹn, không an toàn, phi pháp mà không có khả năng phản kháng. Chính những công ty môi giới vô đạo đức (cung) và bên cần lao động di cư giá rẻ (cầu) đã đẩy người lao động vào tình trạng nguy hiểm và dễ bị tổn thương. Chỉ khi nào chặt đứt được cung - cầu, thì mới có thể hạn chế nguy cơ người lao động di cư thiếu hiểu biết rơi vào vòng lặp nghèo đói - bị lừa - bị tổn thương.

Zalo
 

Những công việc mà người lao động di cư có khả năng bị lừa và lạm dụng phải thực hiện thường mang tính chất nguy hiểm, không an toàn, và bị buộc phải nhẫn nhịn, hạ thấp bản thân mình, ví dụ: công nhân xây dựng, thợ mỏ, thợ đánh cá, làm việc tại nông trại hoặc hành nghề mại dâm.

Hệ quả của di cư không an toàn rất đau lòng, có thể gây ám ảnh cho người thân của người di cư lao động: bị chấn thương tâm lý, bị cưỡng bức lao động, bị tổn thương thân thể, bị mất mạng, bị mang nợ, v.v.

Các thông tin trên cho ta thấy được bức tranh toàn cảnh nhưng có thể chưa hoàn toàn đầy đủ về tình huống người lao động di cư tin tưởng sai người, sai công ty môi giới và những hệ quả của quy trình di cư không chính thống.

----------

Nguồn tham khảo:

https://www.ethicaltrade.org/issues/migrant-workers

-----------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/124927393982155061