• 111
  • lang
  • lang

Hiện thực hóa quyền và cơ hội của lao động nữ di cư trong khu vực ASEAN (Phần 1)

Di cư lao động đã góp phần hình thành một phần chính sách phát triển của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn này, theo đó chính phủ công nhận vai trò tích cực của di cư có thể có đối với tăng trưởng thông qua kỹ năng và kiều hối.

Zalo

Theo thống kê của Chính phủ Việt Nam, năm 2018 có 540.000 người lao động Việt Nam, trong đó 142.86010 người lao động di cư rời khỏi Việt Nam thông qua các kênh chính thức chỉ riêng trong năm 2018. Trong số những quốc gia đến chính của các lao động chính thức này, phần lớn phụ nữ di cư sang Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).

Zalo

Con đường di cư lao động chính từ Việt Nam là thông qua các cơ quan tuyển dụng tư nhân và/hoặc cơ quan nhà nước (tính đến ngày 5 tháng 11 năm 2018, có 341 cơ quan tuyển dụng được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài).

Theo ước tính, một lượng lớn người Việt Nam di cư tự do thông qua các kênh di cư không chính thức và/hoặc với giấy tờ giả mạo. Một nghiên cứu do ILO và IOM cùng thực hiện năm 2018 tập trung vào hoạt động di cư sang Thái Lan và Malaysia cho biết trong số 450 người lao động di cư Việt Nam đã trở về được phỏng vấn thì có 48% đã di cư theo các kênh di cư không chính thức (ILO and IOM, 2017).

Xu hướng di cư của lao động nữ

Lao động nữ di cư, so với nam giới có nhiều xu hướng làm các công việc tay nghề thấp, chẳng hạn như công nhân tại các nhà máy, khán hộ công (người giúp đỡ người già trong một gia đình), giúp việc gia đình và làm việc tại các nông trại. Họ cũng di cư với vai trò điều dưỡng có tay nghề theo các đề án do nhà nước quản lý

Zalo

Theo phát hiện của nghiên cứu do ILO thực hiện về tình hình di cư tại Malaysia và Thái Lan, trong quá trình làm việc, 76% người lao động di cư Việt Nam phải chịu một hoặc một vài hình thức vi phạm quyền lao động cũng như bị hạn chế về khả năng tiếp cận các biện pháp pháp lý (ILO and IOM, 2017). Dự kiến tình hình này là phức tạp đối với lao động nữ di cư.

Một số bất công mà nữ lao động đang đối mặt

Đối với phụ nữ Việt Nam, di cư lao động thường được xem như là một cơ hội để kiếm được nhiều tiền hơn. Mặc dù tại Việt Nam có nhiều chính sách được ban hành để giải quyết tình trạng bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử, nhưng Điều tra lao động việc làm năm 2017 tại Việt Nam cho thấy có khoảng cách giới trong thu nhập với nhiều mức kỹ năng khác nhau và đặc biệt trong khu vực nông thôn.

Zalo

Phụ nữ tại Việt Nam có thu nhập trung bình thấp hơn nam giới là 12% với cùng trình độ học vấn, một phần là do phụ nữ tập trung nhiều trong các ngành nghề trả lương thấp (ILO, 2018 và Ngân hàng Thế giới 2018b, trích dẫn trong: ILO. 2019). Phụ nữ di cư có thể hưởng thu nhập hàng tháng nhiều gấp 5 lần so với thu nhập trước khi di cư, trong đó có lao động nữ cho biết họ kiếm được tới 21 triệu VNĐ mỗi tháng (ILO, 2019).

Phụ nữ cũng phải đối mặt với các định kiến trên cơ sở giới, những định kiến này hạn chế phụ nữ được sở hữu đất đai và nguồn lực, nhưng lại buộc họ phải chịu gánh nặng công việc không được hưởng lương như công việc giúp việc hoặc chăm sóc gia đình.

Zalo

Theo ước tính có 14,5% phụ nữ không nằm trong lực lượng lao động vì phải đảm nhận công việc chăm sóc không được trả lương, trong khi con số này ở nam giới là 5,5% (ILO, 2018b). Theo thống kê của Việt Nam, có tới 66% phụ nữ đảm nhận các công việc gia đình mà không được trả lương,15 trong đó một nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ phải bỏ ra 5 giờ để làm công việc chăm sóc không lương mỗi ngày - nhiều hơn 2 giờ so với nam giới (ActionAid, 2016).

Công việc không lương, chẳng hạn như chăm sóc gia đình và làm việc tại nông trại của gia đình là rào cản khiến nhiều phụ nữ không được tiếp cận kỹ năng và cơ hội việc làm tốt (UN Women, 2016).