• 111
  • lang
  • lang

Hiện thực hóa quyền và cơ hội của lao động nữ di cư trong khu vực ASEAN (Phần 2)

Ở nhiều độ tuổi khác nhau, có hoàn cảnh gia đình khác nhau, lí do di cư của những người phụ nữ tham gia di cư cũng đa dạng và có phần quen thuộc. Dưới đây là những câu chuyện được kể bởi chính nhóm phụ nữ tham gia lao động di cư.

Nhiều phụ nữ quyết tâm lên đường tham gia di cư lao động nhằm cải thiện nguồn thu nhập, giúp gia đình thoát khỏi nghèo đói, tìm đến nơi có điều kiện lao động đỡ vất vả hơn

Zalo

Zalo

Zalo

 

Đối với các phụ nữ có gia đình, di cư lao động thường được coi là lựa chọn duy nhất để kiếm sống, đặc biệt khi phụ nữ đang phải tự mình chăm sóc gia đình hoặc phụ nữ có gia đình có người thân cần khám chữa bệnh.

Zalo

Zalo

 

Khi di cư, ngoài mục đích chính là kiếm kế sinh nhai cho gia đình, nhiều phụ nữ cũng phấn khởi khi biết thêm về thế giới bên ngoài Việt Nam, đi máy bay, gặp gỡ làm quen với mọi người và học những kỹ năng mới.

 

Zalo

Zalo

 

Đi theo con đường di cư lao động chính thống, người lao động cần nắm rõ các thông tin sau:

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (MOLISA) là cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý hoạt động di cư lao động. Cục Quản lý Lao động ngoài nước (DOLAB) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập để điều tiết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực di cư lao động và để làm việc với các đại sứ quán và lãnh sự quán của Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận lao động trong công tác quản lý và bảo vệ lao động di cư.

Có hai hình thức di cư lao động chủ yếu tại Việt Nam được quy định trong Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Luật số 72). Thứ nhất là thông qua các cơ quan tuyển dụng tư nhân do DOLAB quản lý. Thứ hai là thông qua Trung tâm lao động ngoài nước (phi lợi nhuận) do nhà nước quản lý (COLAB). Ngoài ra, người lao động di cư thông qua tuyển dụng trực tiếp của các công ty Việt Nam trúng thầu hoặc đầu tư ra nước ngoài. Luật số 72 quy định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến di cư lao động.

------------

Nguồn tham khảo:

https://asiapacific.unwomen.org/en/countries/bangladesh/income-security/protecting-the-rights

https://www.ilo.org/hanoi/Whatwedo/Publications/WCMS_755198/lang--vi/index.htm

https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/documents/briefingnote/wcms_746979.pdf

------------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616