• 111
  • lang
  • lang

Hiện thực hóa quyền và cơ hội của lao động nữ di cư trong khu vực ASEAN (Phần 3)

Phụ nữ di cư để làm việc có thể phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản khác so với nam giới, trong tiếp cận tuyển dụng công bằng; đào tạo an toàn và hiệu quả và di cư chính thức để có công việc tốt.

Một nghiên cứu năm 2012 cho biết có khoảng 22% lao động di cư người Việt Nam tìm hiểu về cơ hội làm việc ở nước ngoài thông qua các đại lý tuyển dụng, 19% tìm hiểu thông qua các ban chỉ đạo công tác phái cử lao động18 và khoảng 50% người lao động có được thông tin thông qua bạn bè, họ hàng và người môi giới không có giấy phép (không liên quan đến các đại lý tuyển dụng) (ILLSSA, 2012).

Zalo

Zalo

Trong trường hợp không có sẵn thông tin về hợp đồng cung ứng lao động đã được phê duyệt, có rất ít cơ hội cho người di cư tương lai, đặc biệt là người lao động trong các ngành nghề lương thấp, tìm hiểu về nhiều lựa chọn hiện có khác nhau.

Zalo

Nghiên cứu do ILO và IOM thực hiện năm 2017 cho thấy lao động nữ di cư Việt Nam cho biết họ không tìm kiếm thông tin trước khi đi làm việc ở nước ngoài vì văn phòng của Sở Lao động quá xa và họ tiếp cận một cách hạn chế đến dịch vụ tư vấn về các cơ hội việc làm, dịch vụ này đòi hỏi người tham gia phải đi lại và tham gia trực tiếp các buổi tư vấn; thay vào đó, họ dựa vào các thông tin từ gia đình, bạn bè và người môi giới (ILO and IOM, 2017).

Hoạt động đào tạo trước khi xuất cư mà phụ nữ tham gia thường không đáp ứng đầu ra đặt ra là chuẩn bị cho người lao động sẵn sàng với công việc, đặc biệt là đào tạo ngoại ngữ.

Bên cạnh chính bản thân các cơ quan tuyển dụng không cung cấp đầy đủ các khóa đào tạo có chất lượng, các lao động nữ còn phản ảnh rằng các cơ quan này còn cần phải đầu tư nhiều hơn (về mặt thời gian và chương trình giảng dạy) để họ có thể học hỏi được các kỹ năng và ngoại ngữ. Ngoài ra, các khóa đào tạo cũng thường diễn ra vào thời điểm trùng với thời gian mà người lao động chuẩn bị ra nước ngoài.

Zalo

Do vậy, nhiều phụ nữ có thể phải dành khoảng thời gian đó để chăm sóc nhà cửa và gia đình, cũng như chuẩn bị cho chuyến đi, hơn là tham dự các khóa đào tạo. Chính vì thế, các khóa đào tạo mà phụ nữ tham gia thường chỉ mang tính hình thức trên giấy tờ, chứ không được coi một bước quan trọng trong quá trình chuẩn bị. (Nghiên cứu định tính của GFCD)

Ngoài ra, về vấn đề chi phí, nữ lao động di cư cũng gặp nhiều rủi ro, bất cập hơn so với lao động di cư nam

Một nghiên cứu năm 2017 cho biết lao động di cư người Việt Nam phải trả chi phí cao nhất để đi làm việc ở nước ngoài, phải vay mượn khoản tiền lớn nhất và mất khoảng thời gian dài nhất để trả nợ (so với người lao động đến từ Campuchia, CHDCND Lào và Myanmar) (ILO and IOM, 2017).

Phụ nữ có thể phải đổi mặt với gánh nặng lớn hơn về chi phí và lệ phí, bởi vì họ thường ít có nguồn lực để vay mượn (do họ có thể không có tài sản đứng tên); thiếu tiếp cận nguồn thông tin đáng tin cậy về các đại lý chính thức cũng như mức trần các khoản chi phí và lệ phí có thể đồng nghĩa với việc phụ nữ phải trả nhiều tiền hơn và công việc được trả lương thấp đồng nghĩa với việc phụ nữ có thể mất nhiều thời gian hơn để trả hết lệ phí.

Zalo

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các quốc gia mang đến cơ hội việc làm tốt là các quốc gia đến có chi phí và lệ phí di cư đắt đỏ nhất (ILO, 2019). Do phụ nữ có thể ít được tiếp cận nguồn lực nên họ thường không được hưởng các cơ hội đó, phải chọn đi di cư để làm các công việc với điều kiện tồi tệ hơn và mức lương thấp hơn (ILO, 2019).

Chính việc này đã trở thành một chu kỳ hệ thống hạn chế phụ nữ làm các công việc được trả lương thấp và không được hưởng các cơ hội việc làm tốt (ILO, 2019). Nợ nần vì đi làm việc ở nước ngoài cũng có thể khiến phụ nữ phải ở lại môi trường làm việc bạo lực và bóc lột.

-------------

Nguồn tham khảo:

https://asiapacific.unwomen.org/en/countries/bangladesh/income-security/protecting-the-rights

https://www.ilo.org/hanoi/Whatwedo/Publications/WCMS_755198/lang--vi/index.htm

https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/documents/briefingnote/wcms_746979.pdf

-------------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616