1. Machines, đuợc đạo diễn bởi Raul Jain (2016)
Bất chấp những khó khăn để có thể thâm nhập vào những công xưởng, nhà máy với điều kiện làm việc tồi tàn, Rahul Jain đã đưa người xem đến một trong hàng ngàn xưởng may của vùng công nghiệp nặng thuộc khu vực Sachin, Ấn Độ. Người xem được dẫn dắt xuống nơi làm việc vô nhân đạo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tinh thần và thân thể một con người bình thường. Bức chân dung toàn cảnh của cuộc sống khổ cực mà những con người làm việc tại đây phải chịu đựng có thể vượt quá sức tưởng tượng của người xem. Và Rahul đã cho người xem những góc máy chân thực nhất, cảnh tượng công nhân phải trải qua hàng ngày, một môi trường mà họ khó thoát khỏi, và những đoạn phỏng vấn công nhân tại đây. Câu chuyện về sự bất công, sự áp bức lao động, khoảng cách to lớn giữa giai cấp và góc nhìn từ nhiều phía đều được truyền tải qua bộ phim.
2. Not My life (2012).
Bộ phim NOT MY LIFE được đạo diễn Robert Bilheimer quay tại 5 châu lục, hơn mười quốc gia, đã đưa người xem đến thế giới mà tại đây, trẻ em bị khai thác sức khoẻ hàng ngày bởi các công việc thực sự kinh khủng: áp bức lao động, nô lệ gia đình, ăn xin, mại dâm trong ngành du lịch, bị bạo lực tình dục và tham gia làm quân lính. Xuyên suốt bộ phim chính là tia hi vọng: nạn nhân của tất cả tội ác trên được tự do, được quyền sống hạnh phúc và có ích. Số lượng những con người đang cố gắng giải cứu những đứa trẻ trên đang ngày một tăng dần, và tăng theo hướng tích cực.
3. A Land Imagined (2018)
Bộ phim được sản xuất bởi sự hợp tác giữa Singapore, Pháp và Hà Lan. Bộ phim kể về câu chuyện một người cảnh sát điều tra đã tìm được sự thật bên đằng sau vụ mất tích của một người công nhân xây dựng.
Khi người công nhân xây dựng có quốc tịch Trung Quốc tên Wang biến mất khỏi nơi làm việc, cảnh sát cử người đến để tìm hiểu tình hình. Đó chính là thám tử Lok, người đã lùng theo dấu chân của Wang và được mở rộng tầm mắt khi chứng kiến một thế giới rất khác của những người lao động nhập cư ở Singapore: nơi ở, quán internet và những ngày kỷ niệm của họ. Lok cũng biết được người giám sát của nhóm người này, người đã mang cát từ quốc gia khác để bồi đắp đường bờ biển của Singapore, đã không nói hết sự thật cho anh. Trong câu chuyện trinh thám này, một người cảnh sát không thể ngủ khi chưa tìm thấy một người đàn ông, mà người đàn ông này không thể tỉnh dậy sau một cơn ác mộng.
4. Migrant Dreams (2016)
Trailer: https://www.youtube.com/watch?v=0J_4-E7IAFU&ab_channel=LisaValencia-Svensson
Bộ phim Migrant Dreams đã vạch trần chương trình lao động của chính phủ Canada, một hệ thống quản lý được thiết kể để trao quyền lợi dụng cho những kẻ môi giới và chủ nông trường. Đồng thời hệ thống này cũng đối xử vô nhân tính và lừa dối những người lao động di cư hầu như không có quyền tiếp cận bất cứ sự hỗ trợ hay truy cập được thông tin bằng tiếng mẹ đẻ. Những người lao động di cư này đã sẵn sàng trả một số tiền quá sức của họ để nhận phần tiền lương ít ỏi cho công việc đóng gói rau củ quả. Trong khi đó, họ xứng đáng được hưởng một mức lương tốt hơn, hưởng các quyền lao động cơ bản. Chính quyền Canada đã không thể kiểm soát được.
Bộ phim được đạo diễn bởi đạo diễn Min Sook Lee và sản xuất bởi Lisa Valencia-Svensson. Bộ đôi đã kể những câu chuyện bị giấu kín của những người di cư lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp, đang gặp khó khăn khi chống lại chương trình Công nhân nước ngoài tạm thời (Canada’s Temporary Foreign Worker Program). Chương trình này đã đối xử bất công với nhóm người di cư lao động, xem họ như nô lệ thời hiện đại.
Nhà hoạt động xã hội Cathy đã gặp mặt bí mật một thành viên của Hiệp hội công lý cho người lao động di cư. Tại đây họ cùng lên kế hoạch giúp đỡ một nhóm người lao động Indonesia đang làm trong các trang trại nông nghiệp. Nhóm lao động này nhận ra họ đã bị lừa bởi hàng loạt những lời nói dối và ép buộc bởi lời đe doạ trục xuất của bên môi giới và chủ nông trường. Phần lớn nhóm người la
Nhiều người lao động di cư đã dùng lương của mình để trả nợ cho bên môi giới. Họ vẫn đang cố gắng đạt được ước mơ được gia hạn hợp đồng thêm 2 năm nữa sau khi hợp đồng cũ kết thúc. Tuy nhiên, chỉ có những người có "biểu hiện tốt" mới được đảm bảo gia hạn hợp đồng. Và từ đây, nói ra tất cả mọi chuyện chính là điều cuối cùng họ có thể làm được.o động này là nữ, họ được tuyển dụng để làm việc ở Canada, với công việc hàng ngày là đóng gói rau củ quả bên trong nông trường. Họ đã phải trả chi phí lên đến 7000$ cho bên môi giới để có được công việc này.
5. Pravasi: A Migrant’s Tale (2020)
Trailer: https://www.facebook.com/ActorVivekUpadhyay/videos/969661563437319
Các sắc lệnh đóng cửa có thể được thu hồi nhưng thế giới xung quanh vẫn đang tìm kiếm cách hồi phục sau đại dịch. Năm mới đến có thể mang theo nhiều niềm hy vọng về những sự thay đổi tích cực mới, nhưng ta khó có thể bỏ qua lời cầu xin giúp đỡ từ những người đã mất gần như mọi thứ sau đại dịch. Những người di cư, lao động di cư là những hoàn cảnh đáng thương, thê thảm nhất tại Ấn Độ.
Ngay khi Ấn Độ có lệnh phong toả, hàng trăm ngàn người lao động di cư từ nhiều khu vực khác nhau trong quốc gia này đã bị buộc phải trở về quê hương của họ, ở những vùng hẻo lánh, thiếu thốn. Nhiều người trong số họ vẫn đang mang gánh nặng kiếm tiền nuôi gia đình. Khi nỗi đau trở nên nặng nề hơn, quá sức tưởng tượng và quá nhạy cảm để giải thích tường tận, đạo diễn Vivek Upadyay đã quyết định kể lại những bi kịch này qua phim ngắn Pravasi: A Migrant’s Tale.
Bộ phim đưa người xem đến khung cảnh đời sống của nhóm người di cư quyết định trở về quê hương khi có lệnh phong toả do đại dịch, rời xa chốn thành thị họ đang làm việc.
"Chuyện này không dễ dàng với bất kỳ ai. Những người có thể vượt qua được khoảng thời gian khó khăn này là những người may mắn hoặc đủ đặc quyền. Đại dịch xảy ra ảnh hưởng đến hầu hết tất cả mọi người. Và những người lao động di cư bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi lệnh phong toả được áp dụng."
-------------
Nguồn tham khảo:
https://reimaginingmigration.org/15-rec-films-about-migration/
-------------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616