Khán giả có thể thử xem xét một số tác phẩm phim ảnh, phim tài liệu dưới đây tập trung khai thác chủ đề mua bán người, từ nhiều nhà sản xuất và đạo diễn đến từ các quốc gia khác nhau.
Mua bán người vì mục đích khai thác tình dục hoặc sức lao động đã trở thành vấn đề toàn cầu. Tội ác gây nhức nhối này càng diễn ra mạnh mẽ hơn vì sự tuyệt vọng, vì xung đột và vì lòng tham của nhiều người. Việc tìm hiểu sâu hơn về mua bán người qua sách, báo có thể quá sức chịu đựng với không ít người. Khán giả có thể thử xem xét một số tác phẩm phim ảnh, phim tài liệu dưới đây tập trung khai thác chủ đề mua bán người, từ nhiều nhà sản xuất và đạo diễn đến từ các quốc gia khác nhau.
Tricked (2013)
Bộ phim tài liệu đưa người xem đến các thành phố lớn của Mỹ như Chicago, Las Vegas và New York. Bộ phim phác hoạ bức tranh toàn cảnh về ngành mại dâm, đã cuốn cả các viên chức cảnh sát tham gia vào đường dây này, bên cạnh những kẻ ma cô, má mì và những phụ nữ hành nghề mại dâm. Ở đây, ngành mại dâm đem lại khoảng 87 triệu đô một ngày cho nhóm tội phạm. Nhiều đứa trẻ chỉ mới 12 tuổi đã bị mua bán và phải ép trở thành công cụ kiếm tiền. Đã có ai thực sự hành động gì để ngăn chặn những chuyện này? Nạn nhân có thể là người trong khu bạn sống, có thể là đứa trẻ học cùng trường với con của bạn, v.v. Bộ phim cũng là góc nhìn từ nhóm hoạt động của đội phó Denver, họ đã giải cứu những người muốn thoát khỏi đường dây và theo dõi bọn tội phạm mua bán người. Tuy nhiên cho dù có cố gắng nhiều ra sao, vấn nạn này vẫn diễn ra không ngừng. Cấp trên cắt giảm ngân sách cho hoạt động theo dõi nhóm tội phạm này, và hệ thống pháp lý không đủ khả năng giam giữ nhóm mua bán người đã làm mọi chuyện ngày càng phức tạp.
Trailer phim: https://www.youtube.com/watch?v=FDCpqRGxAz4&ab_channel=3Generations
The Storm Makers (2014)
Bộ phim tập trung vào trường hợp của Vương Quốc Campuchia, vén lên bức màn đang che giấu tội ác mua bán người diễn ra tại đây. Trong phim, có khoảng nửa triệu người Campuchia đang lao động di cư ở nước ngoài, trong đó khoảng ⅓ trong số họ bị mua bán. Phụ nữ trẻ chiếm đa số nhóm người này. Họ bị ép buộc phải hoạt động trong ngành mại dâm tại Đài Loan và Malaysia. The Storm Makers kể chuyện dưới góc nhìn cuộc sống của 2 kẻ là thành viên nhóm tội phạm mua bán người, một người có vai trò là kẻ chuyên dụ dỗ, tuyển dụng, kẻ còn lại là cầm đầu của một bên cung cấp dịch vụ mại dâm.
The Whistleblower (2010)
Nhà sản xuất từ 3 phía Canada, Đức, Mỹ, bộ phim có sự tham gia của Rachel Weisz. Trong phim, khi đang làm việc tại lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc tại DynCorp International tại đất nước Bosia, Rachel đã phát hiện ra một đường dây mua bán người kinh doanh mại dâm được điều hành bởi 1 thành viên của tập đoàn này. Khi Rachel đang lập kế hoạch hành động, cô liền bị sa thải. Những chuyện xảy ra sau đó sẽ giúp người xem mở rộng tầm mắt khi chứng kiến nạn tham nhũng đã thao túng những nỗ lực ngăn chặn mua bán người như thế nào. Bộ phim có chứa những cảnh cực kỳ bạo lực.
Sex Trafficking in America (2019)
Bộ phim tài liệu này được phát sóng như là một phần của chuỗi chương trình Frontline năm 2019. Frontline là một chương trình báo chí điều tra của Dịch vụ Phát thanh Công chúng của Mỹ (PBS), sản xuất các bộ phim tài liệu chuyên sâu về các câu chuyện và vấn đề trong nước và quốc tế và phát trực tuyến. Câu chuyện được kể trong phim theo chân nhóm cảnh sát tại Phoenix đang cố gắng ngăn chặn nạn mua bán người vì mục đích mại dâm và có xen kẽ câu chuyện của nạn nhân. Thông qua bộ phim, khán giả sẽ nhận ra được vấn nạn mua bán người để phục vụ ngành mại dâm thực sự là một vấn nạn nghiêm trọng tại đây. Khán giả có thể xem phim miễn phí tại trang: https://www.pbs.org/wgbh/frontline/
The Abolitionists (2016)
Trong năm 2013, điệp viên Tim Ballard nghỉ hưu và rời khỏi đội An Ninh Quốc Gia. Ông tin rằng ông có thể làm được nhiều hơn khi ở ngoài đội trong việc ngăn chặn mua bán trẻ em gái vì mục đích mại dâm. Ông muốn tập trung vào các trường hợp trẻ em bị mất tích, những đứa trẻ mà ông không thể tìm thấy khi còn làm việc tại cơ quan cũ. Ballard tự thành lập một nhóm hoạt động độc lập tên Operation Underground Railroad, chuyên điều tra và giải cứu trẻ em ở nhiều nơi trên thế giới.
Priceless (2016)
Đây là một dự án của nhóm For Kind and Country. Tác phẩm tình cảm xen lẫn hành động kịch tích có thể là bước nhập môn cho người trẻ khi tìm hiểu về mua bán người. Bộ phim là một câu chuyện hư cấu về nhân vật James Steven, một người goá vợ chấp nhận công việc lái xe tải và không được hỏi bất cứ câu hỏi nào. Không lâu sau, anh nhận ra mình đang làm việc cho đường dây mua bán người. Bộ phim muốn giới thiệu vai trò của ngành xe tải đường dài trong đường dây mua bán người. Tổ chức phi lợi nhuận Truckers Against Trafficking (Tạm dịch: Những người lái xe tải chống lại tội ác mua bán người) đã cố gắng giải quyết vấn đề trên bằng các buổi tập huấn cho tài xế cách xác định và báo cáo những hoạt động trái phép diễn ra trong công việc của họ.
---------
Nguồn tham khảo:
https://www.humanrightscareers.com/issues/10-movies-about-human-trafficking/
---------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616