• 111
  • lang
  • lang

Hỗ trợ nhóm trẻ em đang cần sự giúp đỡ trong đại dịch COVID-19 (Phần 2)

Hàng trăm triệu trẻ em trên toàn thế giới đang phải đối mặt với những nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn và phát triển của trẻ: bị đối xử bất công, bạo lực phân biệt giới tính, lạm dụng, bóc lột. Những nguy cơ này xuất hiện nhiều hơn khi các quốc gia đang cố gắng áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Nhiều chính phủ vẫn đang cố gắng đảm bảo an toàn và phúc lợi của trẻ em trong bối cảnh nền kinh tế xã hội đang ngày càng suy thoái do dịch bệnh.

Chỉ trong vài tháng, COVID-19 đã ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em và gia đình trên toàn cầu. Việc đóng cửa trường học và hạn chế di chuyển gây gián đoạn các kế hoạch và hệ thống hỗ trợ trẻ em. Đồng thời, tình hình này cũng tăng thêm áp lực cho những người làm công việc trông trẻ, có thể dẫn đến kết quả họ bỏ việc.

COVID-19 xuất hiện làm nặng nề thêm sự kỳ thị và nguy hiểm mà trẻ em đang phải đối mặt, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý của các em. Đồng thời, các biện pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh không cân nhắc kỹ đến các nhu cầu giúp đỡ khác biệt của 2 giới, hay những nhóm người dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, khiến họ dễ lâm vào trường hợp bị lạm dụng tình dục, bạo hành và kết hôn trẻ em. Một số sự việc xảy ra gần đây tại Trung Quốc cho số liệu rằng bạo lực với phụ nữ và trẻ em tăng cao trong giai đoạn chống COVID-19.

Dịch bệnh đang ảnh hưởng đến trẻ em và các gia đình bằng nhiều cách, ngoài việc có thể trực tiếp lây nhiễm. Các biện pháp bảo vệ trẻ em gặp nhiều rủi ro do nhà trường đóng cửa, cha mẹ tạm thời không có nguồn thu nhập. Các tổ chức quốc tế đang tích cực cung cấp và đóng góp nhiều hướng dẫn, biện pháp hỗ trợ đến nhiều chính phủ và quốc gia, nhằm giúp bảo vệ trẻ em an toàn vượt qua những thời điểm phức tạp. 

Trong các đại dịch trước đây, tỷ lệ trẻ bị bạo hành, lạm dụng cũng gia tăng. Nhờ các kinh nghiệm ứng phó trong quá khứ, các tổ chức khuyến nghị các chính phủ và cơ quan chức năng hãy thực hiện từng bước thật cẩn thận, đảm bảo trẻ em không bị tổn thương, được đặt vào trọng tâm của các chiến dịch phòng chống và kiểm soát dịch COVID-19, bao gồm:

- Tập huấn cho các nhân viên y tế, giáo dục, bảo vệ trẻ em về các vấn đề bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ ảnh hưởng bởi COVID-19: ngăn chặn việc bị lạm dụng tình dục, bạo hành, được đảm bảo an toàn nếu cần báo cáo.

- Tập huấn những người có mặt tại hiện trường đầu tiên khi phản ứng các sự cố bạo hành giới, và cộng tác với các đơn vị chăm sóc sức khoẻ để hỗ trợ nạn nhân.

- Tăng cường chia sẻ thông tin đến những người giới thiệu hỗ trợ và các bên dịch vụ hỗ trợ dành cho trẻ em 

- Đặt trẻ em vào trung tâm, đặc biệt là trẻ nhỏ, trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của COVID-19 đến trẻ, nhằm cung cấp, bổ sung thêm các chương trình và chính sách hỗ trợ.

- Cung cấp các biện pháp hỗ trợ dành cho các trung tâm chăm sóc gia đình, trẻ em tạm thời, hỗ trợ tinh thần, sức khoẻ, thức ăn và đảm bảo trẻ em, gia đình có thể tự chăm sóc bản thân.

- Cung cấp chương trình hỗ trợ tài chính, và vật chất cho các gia đình bị gián đoạn thu nhập bởi ảnh hưởng của các biện pháp phòng chống COVID-19.

- Lên kế hoạch và thực hiện các biện pháp cụ thể để hạn chế việc trẻ sống tách rời gia đình, nếu trẻ phải ở một mình do người thân phải nhập viện hoặc qua đời, cần đảm bảo trẻ có được những sự hỗ trợ cần thiết, kịp thời 

- Đảm bảo các biện pháp bảo vệ trẻ được xem xét ưu tiên tối đa trong quá trình thiết lập và thực hiện các biện pháp kiểm soát phòng chống dịch.

------------

Nguồn tham khảo: https://www.unicef.org/press-releases/covid-19-children-heightened-risk-abuse-neglect-exploitation-and-violence-amidst

-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616