Tái hòa nhập là một quá trình lâu dài. Quá trình này thường kéo dài nhiều năm trước khi nạn nhân có thể tái hòa nhập ổn định. Và những nạn nhân bị buôn bán thường phải đối mặt với những “bước lùi” và những “thất bại” trong quá trình này, điều này có nguy cơ làm suy giảm nỗ lực của họ để hồi phục và tiếp tục sống sau khi bị buôn bán. Trong một số trường hợp, khi vấp phải những bước lùi và những thách thức trong cuộc sống của họ sau khi bị buôn bán, những nạn nhân cảm thấy họ có ít lựa chọn, điều này khiến họ đưa ra những quyết định ảnh hưởng tiêu cực tới việc tái hòa nhập của họ. Một số nạn nhân bị buôn bán cảm thấy họ không còn lựa chọn nào ngoài việc phải ra đi, điều này khiến họ phải đối mặt với rủi ro bị bóc lột và thậm chí bị buôn bán lần nữa.
Quản lý ca đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán và xác định các khúc mắc và khó khăn mà người bị buôn bán gặp phải trong quá trình tái hòa nhập. Quản lý ca là một tiến trình hợp tác đánh giá, lập kế hoạch, triển khai, phối hợp, giám sát và đánh giá các lựa chọn và các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tái hòa nhập của cá nhân thông qua trao đổi và các nguồn lực sẵn có.
Cách làm này thông thường bao gồm việc phát triển và triển khai kế hoạch tái hòa nhập của 1 cá nhân, thiết kế bởi người quản lý ca đó (thông thường là các nhân viên công tác xã hội) phối hợp với người hưởng lợi. Lý tưởng nhất là người quản lý ca phối hợp với một nhóm đa ngành (cụ thể là nhà tâm lý học, nhân viên y tế, luật sư, giáo viên/ huấn luyện viên) để thực hiện các mục tiêu và các hoạt động được xác định trong kế hoạch cá nhân bao gồm cả việc cung cấp các trợ giúp.
Người quản lý ca cũng điều phối việc chuyển tuyến các dịch vụ từ các tổ chức hoặc thiết chế khác (ví dụ các dịch vụ xã hội nhà nước, các tổ chức chăm sóc sức khỏe công cộng, các thiết chế pháp lý, các trường học, các trung tâm đào tạo nghề, các dịch vụ giới thiệu việc làm, v.v...) và, nếu thấy cần thiết, người quản lý ca trao đổi, thay mặt cho người hưởng lợi, để được tiếp cận những dịch vụ cần thiết.
Quản lý ca là cần thiết để đảm bảo việc nạn nhân được tiếp cận với các dịch vụ tái hòa nhập và thực hiện các quyền được xác lập trong luật nhân quyền quốc tế. Ba kết quả quan trọng của quản lý ca tại Khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng là hỗ trợ cho quá trình tái hòa nhập, dẫn đến việc chuyển tuyến sang các dịch vụ khác và góp phần nâng cao nhận thức về tái hòa nhập giữa những bên cung cấp dịch vụ.
1- Hỗ trợ cho quá trình tái hòa nhập. Quản lý ca đóng vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình tái hòa nhập, ngăn ngừa những “bước lùi”. Trong những trường hợp khác, nó đóng vai trò như một lưới an toàn khi phát sinh “bước lùi”. Vì những vụ việc được quản lý trong một thời gian, các dịch vụ và hỗ trợ luôn sẵn sàng để đối phó với những khủng hoảng, sau đó đóng vai trò là yếu tố thúc đẩy tái hòa nhập thành công. Việc quản lý liên tục các trường hợp cá thể cho phép các tổ chức phát hiện ra các vấn đề ở giai đoạn sớm và làm việc với những người hưởng lợi để tìm cách giải quyết các vấn đề. Quản lý ca thường có tương quan trực tiếp với các kết quả tái hòa nhập (tích cực).
2- Dẫn tới việc chuyển tuyến dịch vụ cho các nạn nhân. Quản lý ca liên quan tới quá trình chuyển tuyến hiệu quả. Khi các tổ chức giám sát và làm việc với những người hưởng lợi với tần suất liên tục, họ ở vị trí thuận lợi để phát hiện bất kỳ các vấn đề và có thể chuyển những người hưởng lợi (và gia đình của những người này) tới các tổ chức khác để nhận được các dịch vụ hỗ trợ phù hợp. Việc chuyển tuyến có thể hướng tới cả việc chuyển tới các tổ chức/ thiết chế chống mua bán người chuyên biệt và cả các tổ chức xã hội chung.
3- Góp phần nâng cao nhận thức về tái hòa nhập. Quản lý ca góp phần nâng cao kiến thức và năng lực về lĩnh vực tái hòa nhập của các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Điều này cho phép các tổ chức này giám sát chặt chẽ hơn và biết được những con đường tái hòa nhập khác nhau và những cách thức nào thường dẫn (và không dẫn) tới kết quả tái hòa nhập thành công và bền vững. Quản lý ca dài hạn cho phép các nhân viên chương trình và các nhà tài trợ đánh giá kết quả tái hòa nhập, sử dụng các tiêu chuẩn rõ ràng và các chỉ số cụ thể và xác minh được.
Quản lý ca và các hoạt động theo dõi tiếp theo nên được thực hiện chủ động. Việc này cần được tham khảo mong muốn của nạn nhân và được sự đồng ý của họ. Một số nạn nhân bị buôn bán không muốn được các tổ chức hỗ trợ ghé thăm tại chính quê nhà họ vì việc này “xác nhận” họ cho người dân trong cộng đồng và có thể dẫn đến việc phân biệt đối xử và thậm chí là sự kỳ thị. Một số người sẵn sàng cho việc tiếp xúc bằng điện thoại hoặc gặp mặt tại một thị trấn gần kề. Trao đổi với những người là nạn nhân bị buôn bán nhằm tìm ra cách tốt nhất để thực hiện quản lý ca là điều cần thiết trong việc đảm bảo việc này được thực hiện một cách có đạo đức và phù hợp và không vi phạm các quyền và hạnh phục của họ.
Tôn trọng các nguyên tắc đạo đức, đối với cả người trưởng thành và trẻ em, yêu cầu rằng những người giám sát chương trình tái hòa nhập được đào tạo đầy đủ về đạo và cách thức tiếp cận dựa trên quyền con người. Điều này bao gồm việc đào tạo dành cho không chỉ những nhân viên hỗ trợ tái hòa nhập mà còn dành cho tất cả những người có tiếp xúc với những người bị buôn bán, hoặc tiếp cận các dữ liệu được thu thập – như những biên phiên dịch, nhân viên hành chính, nhân viên hỗ trợ tại địa phương, nhân sự quản lý tổ chức, những nhà tài trợ và những người liên quan khác.
Mời theo dõi phần tiếp theo
-----------
Nguồn tham khảo: Hỗ trợ việc tái hòa nhập của nạn nhân bị buôn bán. Tài liệu hướng dẫn dành cho khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Băng Cốc. Thái Lan: Viện NEXUS, UN- ACT và World Vision.
-----------
Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616