• 111
  • lang
  • lang

Hỗ trợ tái hoà nhập dài hạn: nhiều thách thức nhưng mang nhiều ý nghĩa (Phần 2)

1/ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ CA

Quản lý ca đóng vai trò trung tâm trong công tác tái hòa nhập. Một số tổ chức hoặc thiết chế tại khu vực đã giám sát người hưởng lợi trong hai đến ba năm, thường xuyên theo sát các trường hợp mà họ phụ trách và quan trọng là luôn sẵn sàng trợ giúp trong những trường hợp cần hoặc bị khủng hoàng. Điều này có ảnh hưởng tích cực tới thành công của quá trình tái hòa nhập và mang lại nhiều kết quả tái hòa nhập thành công và bền vững.

Việc quản lý và giám sát ca dài hạn không phải là phổ biến đối với nhiều người bị buôn bán. Thực tế, nhiều người cho biết, khi đã trở về nhà, họ rất ít và đôi khi không có liên hệ gì với các tổ chức trợ giúp hay các thiết chế trợ giúp xã hội. Điều này nhìn chung đã gây tác động tiêu cực vào sự an toàn và quá trình tái hòa nhập của họ. Những thách thức đối với việc quản lý ca dài hạn bao gồm:

- Việc quản lý ca được thực hiện rất ít hoặc không thực hiện

Zalo

 

Hầu hết nhiều bên cung cấp dịch vụ dường như không áp dụng một phương thức hệ thống hoặc công cụ chuẩn trong việc đánh giá nhu cầu. Trong nhiều trường hợp, việc đánh giá nhu cầu cá nhân đã được thực hiện rất qua loa như việc chỉ làm “duy nhất một lần”. Trong những trường hợp khác, việc đánh giá nhu cầu một cách hệ thống và phù hợp với từng cá nhân chỉ đơn giản là không được thực hiện. Việc đánh giá nhu cầu một cách hệ thống dường như thường được thực hiện ở các chương trình nhà tạm lánh. Tuy nhiên, thậm chí trong các chương trình nhà tạm lánh, các hoàn cảnh và nhu cầu cá nhân không phải lúc nào cũng được xem xét một cách cẩn thận.

Một số những người bị buôn bán đã chia sẻ rằng họ được cung cấp (và đã chấp nhận) một số dịch vụ và đào tạo không cần thiết cho nhu cầu của họ và họ dường như không được nhận sự hướng dẫn đầy đủ từ các nhân viên quản lý ca để định hướng quyết định và lựa chọn của họ. Trong một số trường hợp, những người bị buôn bán đã yêu cầu sự hỗ trợ cụ thể để đáp ứng nhu cầu và mục đích cá nhân của họ nhưng họ bị các cán bộ cung cấp dịch vụ “từ chối” bởi vì những yêu cầu đó không thuộc gói dịch vụ hỗ trợ theo chuẩn của tổ chức hỗ trợ đó cung cấp.

Zalo

 

Thường thì việc này sẽ theo hình thức là cuộc gặp 1 lần, tại đó, một danh sách các dịch vụ được định sẵn sẽ được đưa ra để lựa chọn. Người bị buôn bán thông thường không mô tả việc thảo luận về tính phù hợp và khả thi của các lựa chọn khác nhau với những cán bộ cung cấp dịch vụ hoặc cán bộ cung cấp dịch vụ cung cấp cho họ để tìm ra lựa chọn trợ giúp thay thế phù hợp hơn dành cho họ. Họ cũng thông thường không nói về việc khám phá những cơ hội mà bản thân họ mong muốn hoặc được cho thời gian để đánh giá về các lựa chọn khác nhau.

- Quản lý ca thực hiện trong thời gian ngắn

Trong nhiều trường hợp, việc trợ giúp thường là dịch vụ thực hiện “một lần” hoặc hỗ trợ ngắn hạn, với việc rất hiếm có hoặc hầu như không có hoạt động theo dõi tiếp tục về sau. Ví dụ, một cậu bé, ban đầu được trợ giúp để đi học trở lại, nhưng sau đó phải bỏ học vì gia đình gặp khó khăn về kinh tế, điều mà cậu bé đó cần giúp đỡ bằng việc lao động kiếm tiền. Việc quản lý ca phù hợp trong trường hợp cậu bé này lẽ ra phải là hỗ trợ chuyển tuyến cho bố mẹ em tới các chương trình hỗ trợ kinh tế (ví dụ như giới thiệu việc làm hoặc các hoạt động tạo ra thu nhập), điều đó sẽ giúp cậu bé có thể tiếp tục đi học khi cha mẹ cậu có công ăn việc làm.

Zalo

 

- Thiếu các nguồn lực

Thông thường, việc thiếu mất hoạt động quản lý ca là do sự thiếu các nguồn lực tại các tổ chức hỗ trợ hoặc tại một thiết chế nhà nước.

Zalo

 

Cần đủ nhân sự và các nguồn lực để thực hiện quản lý ca, đây là một thách thức khi mà tổ chức hay thiết chế tiếp nhận khối lượng lớn các trường hợp và/hoặc chỉ có số lượng nhân sự quản lý ca rất hạn chế. Điểm hạn chế và ảnh hưởng khác bên cạnh việc hạn chế về nguồn lực nhân sự tham gia là các nguồn lực cần thiết để duy trì liên lạc với những người hưởng lợi – ví dụ các chi phí đi lại, chi phí điện thoại...

2/ CÁC ĐIỂM CHÍNH ĐỂ CÓ THỂ TRIỂN KHAI QUẢN LÝ CA DÀI HẠN VÀ HIỆU QUẢ

Zalo

 

Thực hiện đánh giá nhu cầu cá nhân. Việc đánh giá nhu cầu cá nhân cần được thực hiện đối với từng nạn nhân bị buôn bán, để đánh giá tình hình của từng cá nhân và những nhu cầu và quyền lợi cụ thể của họ. Sự trợ giúp cần được cung cấp căn cứ theo sự đánh giá nhu cầu. Việc đánh giá nhu cầu cần được xem xét lại và điều chỉnh sau một thời gian.

Thiết kế và giám sát các kế hoạch tái hòa nhập trên cơ sở trao đổi với nạn nhân bị buôn bán. Cán bộ quản lý ca nên trao đổi với nạn nhân bị buôn bán để thiết kế kế hoạch tái hòa nhập cho cá nhân đảm bảo phù hợp với nhu cầu và mục tiêu dài hạn của họ. Đảm bảo rằng những nạn nhân này tích cực tham gia vào quá trình này và được thông tin đầy đủ về tất cả các khía cạnh của chương trình tái hòa nhập, bao gồm những cơ hội cũng như những nguy cơ hoặc hạn chế của chương trình. Đảm bảo rằng những nạn nhân bị buôn bán cảm thấy có thể đưa ra hoặc không đưa ra sự đồng ý để tham gia chương trình hoặc tiếp nhận dịch vụ. Tiến độ của các kế hoạch tái hòa nhập nên được đánh giá thường xuyên trong quá trình thực hiện, có sự tham vấn và trao đổi với người hưởng lợi.

Điều phối và hỗ trợ các dịch vụ thay mặt cho các nạn nhân bị buôn bán, căn cứ theo tình huống và nhu cầu hỗ trợ của từng cá nhân các nạn nhân. Đảm bảo rằng các nạn nhân bị buôn bán được thông tin đầy đủ về tất cả các dịch vụ mà các cán bộ cung cấp dịch vụ khác nhau cung cấp và thực hiện chuyển tuyến hoặc hỗ trợ họ có được sự tiếp cận tới các dịch vụ này. Điều này có lẽ cũng bao gồm các dịch vụ cho những người thân của nạn nhân có nhu cầu cần trợ giúp, nếu không được giải quyết thì sẽ làm ảnh hướng tới quá trình tái hòa nhập của nạn nhân.

Phát triển một hệ thống quản lý ca để làm việc với những nạn nhân bị buôn bán. Các tổ chức và thiết chế trợ giúp các nạn nhân bị buôn bán nên xây dựng một hệ thống quản lý ca rõ ràng mà theo đó các chương trình tái hòa nhập được triển khai. Tất cả các cán bộ quản lý ca cần được đào tạo và hoạt động tuân theo hệ thống quản lý ca này.

Thực hiện các quy trình thủ tục đối với việc quản lý và giám sát ca. Phân công từng trường hợp người hưởng lợi tới từng cán bộ quản lý ca chịu trách nhiệm hỗ trợ và trợ giúp những người này. Chỉ định một cá nhân giám sát các trường hợp này sẽ trợ giúp để đảm bảo các trường hợp được điều phối, theo dõi và đảm bảo rằng các dịch vụ cung cấp cho những người bị buôn bán đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu. Cán bộ quản lý ca nên được giám sát các hoạt động thực hiện công việc của họ.

Phát triển các nguồn lực để hỗ trợ quản lý ca dài hạn. Thành công của việc tái hòa nhập sẽ phụ thuộc vào các hoạt động theo dõi tiếp theo với từng cá nhân tiếp nhận dịch vụ trợ giúp. Các nguồn lực của chương trình cần được tăng cường và phân bổ để hỗ trợ và đảm bảo việc quản lý ca.

Quản lý ca cần được thực hiện chủ động và tiến hành phù hợp với nhu cầu của người bị buôn bán. Việc quản lý ca và các hoạt động theo sát tiếp theo nên được chủ động thực hiện và chỉ nên thực hiện sau khi tham vấn với người bị buôn bán. Việc quản lý ca cần được thực hiện phù hợp với cách thức quản lý mà những người này mong muốn. Các nhân viên cung cấp dịch vụ cần trao đổi với người bị buôn bán để tìm ra phương thức tốt nhất để thực hiện quản lý ca.

Giải quyết rào cản ngôn ngữ. Xử lý tất cả các rào cản ngôn ngữ khi thực hiện việc quản lý ca. Đảm bảo rằng người bị buôn bán hiểu được thông tin về kế hoạch hỗ trợ và tái hòa nhập của họ và những người này được tư vấn ở tất cả các giai đoạn bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu và giao tiếp được.

-----------

Nguồn tham khảo: Hỗ trợ việc tái hòa nhập của nạn nhân bị buôn bán. Tài liệu hướng dẫn dành cho khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Băng Cốc. Thái Lan: Viện NEXUS, UN- ACT và World Vision.

-----------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616