Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) phối hợp với JICA tổ chức Họp Khởi động Dự án vào ngày 14/12/2018. Cuộc họp do Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Bùi Thị Hà và ông Kobayashi –đại diện cấp cao của văn phòng JICA tại Việt Nam chủ trì. Số lượng đại biểu tham gia là 84 đại biểu.
Mua bán người (sau đây gọi tắt là “MBN”) đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam do khoảng cách kinh tế giữa thành thị và nông thôn hình thành bởi nền kinh tế thị trường kéo theo sự phát triển kinh tế cũng như việc di chuyển của dân cư trong và ngoài nước. Trong giai đoạn 2006-2015, số vụ bắt liên quan tới mua bán người là 1235 và số lượng tội phạm là 3510. Số nạn nhân buôn bán người tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015 là 3186 người (trong đó có 920 nạn nhân nam và 2266 nạn nhân nữ), nạn nhân nữ chiếm đa số với số ca từ 200-300 một năm.
Thông tin chi tiết về các ca buôn bán người này (gồm lao động cưỡng bức, mại dâm, buôn bán nội tạng, vv trong và ngoài nước) không được công bố. Nguyên nhân của tình trạng buôn bán người được cho là do thiếu các cơ hội về việc làm tại Việt Nam, nạn nhân được hứa hẹn các cơ hội việc làm tại nước ngoài, kết hôn giả ở các nước láng giềng nơi có tỉ lệ chênh lêch giới cao (chủ yếu là Trung Quốc), bạo lực và bóc lột phụ nữ do mất cân bằng giới, khoảng cách kinh tế ngày càng tăng giữa các vùng dân tộc đa số (chiếm 86% dân số) và thiểu số, cách biệt về cơ hội trong giáo dục và đào tạo, bắt cóc phụ nữ trẻ- những người thường xuyên sử dụng các dịch vụ mạng xã hội.
Trong hoàn cảnh này, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã triển khai hỗ trợ Dự án Tăng cường hoạt động đường dây tư vấn và hỗ trợ nạn nhân mua bán người” (gọi tắt là “Dự án”) trong tháng 11/2018 nối tiếp dự án giai đoạn 1 thực hiện từ 2012-2016.
Khái quát về Dự án:
- Mục tiêu tổng thể:
Tăng cường các ca chuyển tuyến các nạn nhân mua bán người ở cấp khu vực.
- Mục đích của Dự án:
Tăng cường hoạt động Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân của mua bán người ở cấp khu vực.
- Đầu ra của Dự án:
1.Hệ thống chuyển tuyến/chia sẻ thông tin được củng cố thông qua hợp tác giữa các cơ quan liên quan ở cấp trung ương và địa phương.
2.Vận hành Đường dây nóng phòng, chống mua bán người tại Tổng đài Trung ương ở Hà Nội (khu vực phía Bắc) và các Trung tâm vùng ở An Giang (khu vực phía Nam) và Đà Nẵng (khu vực miền Trung).
3.Nâng cao nhận thức của người dân về Đường dây nóng
Tóm tắt dự án
Dự án hỗ trợ Đường dây nóng PCMBN với nền tảng là dự án pha 1, có khả năng cung cấp các dịch vụ liên tục từ 3 Trung tâm vùng tại Hà Nội, Đà Nẵng và An Giang cho các nạn nhân MBN trở về và những người có khả năng là nạn nhân của nạn MBN tại Việt Nam trong 3 năm từ tháng 11/2018 tới tháng 11/2021
Họp khởi động /Ban điều phối tại Hà Nội.
Ngày 14/12/2018 tại khách sạn Hà Nội Club, Bộ LĐTB&XH đã phối hợp với JICA tổ chức cuộc họp Khởi động/Ban Điều phối (BĐP) dự án. Cuộc họp đồng chủ trì bởi bà Nguyễn Thị Hà (Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH) và ông Kobayashi (Đại diện cấp cao của Văn phòng JICA tại Việt Nam). Cuộc họp có 84 đại biểu tham dự bao gồm các đại diện đến từ JICA Trụ sở chính, Bộ Công An, Tổng Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thuộc Bộ Quốc phòng (BQP-BP), Hội Phụ nữ Việt Nam (HPN) và các đơn vị khác như các Sở LĐTB&XH An Giang, Đà Nẵng, Hà Giang, các tổ chức quốc tế và báo đài.
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Hà phát biểu tại cuộc họp (Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)
Ông Đặng Hoa Nam (Cục trưởng Cục trẻ em) trả lời phỏng vấn truyền thông Việt Nam (nguồn: đoàn dự án JICA)
Bà Iwashina (Cố vấn trưởng) trả lời phỏng vấn truyền thông Việt Nam (nguồn: đoàn dự án JICA)
JICA đã thực hiện các dự án vùng về PCMBN tại khu vực tiểu vùng sông Mekong (gồm Việt Nam, Thái Lan và Myanmar) trong mười năm qua. Dự án Hỗ trợ Đường dây nóng PCMBN được kỳ vọng sẽ sẽ hỗ trợ việc hình thành Cơ chế chuyển tuyến quốc gia cho các nạn nhân mua bán người tại Việt Nam.
Khảo sát địa điểm cho các thiết bị của Đường dây nóng PCMBN
Dự án có kế hoạch lắp đặt trang thiết bị cho Đường dây nóng PCMBN cũng như nâng cấp hệ thống hiện có tại các Trung tâm cuộc gọi vùng tại Hà Nội, Đà Nẵng và An Giang. Thông qua đường dây nóng PCMBN, các nhân viên tư vấn sẽ tổng hợp, phân tích và đưa ra phương án giải quyết phù hợp cho các ca gọi điện đến tổng đài báo tin về mua bán người Trong giai đoạn này Đoàn dự án đã thực hiện khảo sát tại các Trung tâm vùng theo lịch sau:
Đà Nẵng (26-27/11/2018)
An Giang (3 – 5/12/2018)
Thông qua khảo sát, Đoàn Dự án nhận thấy các Trung tâm cuộc gọi vùng đều rất mong muốn được tiếp nhận các trang thiết bị mới và nhân viên của các trung tâm đã hỗ trợ tích cực cho các chuyên gia tới khảo sát. Nhờ đó, đoàn Dự án đã thu thập được thông tin về tình hình hiện tại của các trang thiết bị và hệ thống. Đồng thời cũng nhận thấy việc nâng cấp hệ thống là “cần thiết và cấp bách”. Hiện tại, các kết quả của chuyến khảo sát đang được chuyên gia tổng hợp. Dựa trên các kết quả này, đoàn dự án sẽ hoàn thiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị bao gồm số lượng, chi tiết kỹ thuật, vv, tiến tới việc mua sắm TTB. Qua chuyến khảo sát, Đoàn dự thấy được sự cần thiết của việc xây dựng một hệ thống có thể hỗ trợ tốt các ca mua bán người.
Các hoạt động khác
Tại Dự án, các nhân viên tư vấn của Đường dây nóng PCMBN sẽ hỗ trợ tư vấn cho các thân chủ qua điện thoại. Nhằm đưa thông tin chính xác và có các phương án xử lý phù hợp, việc chuyển tuyến tới các cơ quan liên quan là rất quan trọng. Do đó, sự phối hợp giữa các đơn vị trong Bộ LĐTB&XH và với các Bộ ban ngành khác là cần thiết. Trong giai đoạn tới, đoàn Dự án sẽ tổ chức cuộc họp Nhóm công tác liên ngành (NCTLN).
Bản quyền thuộc: Dự án tăng cường hoạt động Đường dây nóng Tư vấn và Hỗ trợ nạn nhân mua bán người.