• 111
  • lang
  • lang

"Hội chứng nhà trẻ" khiến trẻ cứ đi học là ốm.

“Tại sao khi đi học trẻ thường bị ốm nhiều hơn?” Đây chắc hẳn là mối quan tâm của nhiều cha mẹ khi trẻ quay trở lại nhà trẻ/mầm non. Nhiều cha mẹ lo lắng vì trẻ nghỉ ở nhà thì khỏe mạnh nhưng đến khi đi học lại ốm triền miên. “Hội chứng nhà trẻ” là thuật ngữ ám chỉ hiện tượng này. Nhưng thực ra, đây không phải là bệnh, cũng không phải nguyên nhân dẫn đến việc trẻ đi học thường xuyên bị bệnh như chúng ta thường lầm tưởng.

HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ VIỆC TRẺ ỐM NHIỀU HƠN KHI ĐI HỌC?

Thực ra, trẻ có thể mắc bệnh ở bất cứ nơi đâu, và lớp học là nơi dễ lây lan bệnh nhất, đặc biệt các bệnh như viêm đường hô hấp, tiêu chảy do khuẩn tả… Hơn nữa, bệnh cũng thấy có sự gia tăng về tần suất ở những trẻ mới vào học, chuyển lớp, chuyển trường, hoặc trở lại trường sau 1 kì nghỉ. Giải thích cho điều này, TS. Spinner, GĐ Y Khoa, BV Nhi Texas chia sẻ “Chỉ là do sự gia tăng tiếp xúc của nhiều loại vi trùng truyền nhiễm mà đứa trẻ sẽ tiếp xúc trong môi trường mới đó.” Ông giải thích thêm: vì các bé thường xuyên tiếp xúc, sinh hoạt, thậm chí ăn uống chung nên các vi trùng trong môi trường mới sẽ có cơ hội lây lan, mà các bé cũng chưa có đủ các kỹ năng phòng bệnh như rửa tay đúng cách, dùng khủy tay chắn khi hắt hơi...

Hơn nữa, các bé nhỏ hơn 6 tuổi hệ miễn dịch vẫn còn đang trong giai đoạn học hỏi và có nhiều “khoảng trống miễn dịch”. Do đó, trung bình trong 1 năm, trẻ sẽ có 6-8 lần bị nhiễm virus hô hấp, gây bệnh viêm tai mũi họng. Ở những trẻ có đề kháng kém, tần suất bệnh cao hơn, trẻ có thể mắc bệnh mỗi tháng 1 lần. Nhiều trẻ chưa khỏi bệnh hoàn toàn đã tiếp tục mắc bệnh đợt mới, khiến thể trạng ngày càng suy yếu, ốm đi ốm lại, mãi không khỏi. Trẻ ốm liên miên làm ảnh hưởng lớn tới tâm lý, tài chính của bố mẹ và cả sức khỏe, tâm lý của con.

CHO TRẺ ĐI HỌC MUỘN HƠN CÓ LÀM TRẺ BỚT BỆNH HƠN KHÔNG?

Điều quan trọng ở đây không phải là giảm bệnh bằng việc né tránh vì nó sẽ không bao giờ hiệu quả, đặc biệt với trẻ con. Mà cách hiệu quả hơn là trang bị cho trẻ một “hành trang” đến trường đầy tự tin, khỏe mạnh. Phần còn lại hãy để hệ miễn dịch trẻ tự lo.

LÀM CÁCH NÀO CHUẨN BỊ CHO TRẺ ĐẾN TRƯỜNG TỰ TIN VÀ KHỎE MẠNH?

Việc tạo cho trẻ sự vui vẻ, tự tin và khỏe mạnh khi đến trường là cách mà bạn tạo một áo giáp hoàn hảo để trẻ chống chọi mọi tấn công. Để làm được như vậy, bạn cần quan tâm những điều sau:

1. Độ tuổi nên cho trẻ đi lớp

3 tuổi là độ tuổi chính thức được khuyên bởi hầu hết các quốc gia vì lúc này trẻ có sự phát triển não bộ và những kĩ năng giao tiếp đủ để dễ dàng tương tác, vui vẻ và học hỏi trong môi trường trường lớp. Tuy nhiên, do điều kiện khác nhau một số gia đình có thể chọn trẻ đi lớp sớm hơn ở các nhà trẻ. Việc làm này có thể, nhưng không quá nhỏ trước 18 tháng tuổi vì dưới độ tuổi này trẻ thường phát triển “nỗi lo chia cắt” lớn hơn nên dễ stress hơn , cần nhiều thời gian thích nghi với bạn bè, cô giáo, xuất hiện hành vi bám mẹ lâu hơn. Hơn nữa, trước 18 tháng tuổi, trẻ thường dễ bị mắc bệnh hơn các bé lớn.

2. Chuẩn bị tâm lý

Hầu hết tất cả các bé quay lại trường, thường xuất hiện nỗi lo chia cắt. Nỗi lo này lớn hơn ở các bé nhỏ hay mới đi học lần đầu tiên. Bạn càng sớm giúp trẻ giảm bớt nỗi lo này thì trẻ sẽ sớm thích nghi và hòa nhập vào môi trường mới. Có những cách để làm như:

• Thứ tự hỏi trẻ khi trẻ đi lớp về: đồ chơi --> trò chơi --> bạn bè ---> thầy cô --> học hành ra sao. Bạn nên bắt đầu hỏi han và quan tâm trẻ nhiều hơn trong 2-3 tuần đầu đi lớp với thứ tự trên. Hãy bắt đầu hỏi về đồ chơi thay vì con quen bạn nào chưa, cô giáo ra sao…vì đồ chơi là thứ trẻ phát triển gắn bó trước tiên. Khi nào trẻ cởi mở hơn khi nói về đồ chơi thì có thể qua trò chơi và tiếp tục.

• Hứa đón trẻ sớm và giữ lời hứa của mình.

• Dành thời gian cho trẻ trò chuyện, đọc sách và chơi với trẻ nhiều hơn khi trẻ ở nhà, ít nhất 1 tháng sau đi học.

3. Xây dựng đề kháng tốt cho trẻ

Đây là bước quan trọng nhất để giúp trẻ tự khỏe mạnh.

Đầu tiên cần duy trì cho trẻ lối sống sinh hoạt lành mạnh ít màn hình điện tử, vận động phù hợp theo từng độ tuổi, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, tiêm phòng đầy đủ.

Dinh dưỡng có liên quan mật thiết đến khả năng miễn dịch cũng như nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các bệnh viêm nhiễm. Chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân bằng sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho việc xây dựng khả năng phòng thủ của cơ thể trẻ. Trẻ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ những vi chất thiết yếu cho hệ miễn dịch như vitamin A, C, D, kẽm, sắt… thông qua rau củ, hoa quả hàng ngày.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng đã khẳng định hiệu quả của Beta-glucan trong điều hòa miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Theo báo cáo của nhóm TS. Li, BV Nhi Thượng Hải thực hiện trên nhóm trẻ 3-4 tuổi cho thấy: Nhóm trẻ bổ sung Beta-glucan ít bị nhiễm trùng đường hô hấp, thời gian bị bệnh ngắn hơn và ít phải sử dụng kháng sinh hơn hẳn nhóm không bổ sung.

Trong đó, chuỗi Beta (1.3/1.6)-D-glucan có trong nấm và nấm men được xem là có vai trò hỗ trợ miễn dịch tốt hơn cả. Beta (1.3/1.6)-D-glucan làm gia tăng các tế bào miễn dịch thích nghi, tăng sản xuất kháng thể miễn dịch.

Cấu trúc đặc biệt của Beta-Glucan này hiện đã có trong sản phẩm Gadopax Forte với hàm lượng cao, chất lượng tinh khiết. Sản phẩm được nhiều phụ huynh tin dùng nhờ hiệu quả tăng đề kháng vượt trội cùng công thức kết hợp vitamin C, D, kẽm - những vitamin khoáng có vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

4. Xây dựng cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh:

Sớm xây dựng thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi cầm nắm vào các vật dụng công cộng như đồ chơi chung, tay nắm cửa… không chỉ cho trẻ mà cho cả cha mẹ. Bản thân cha mẹ cũng cần làm để trẻ bắt chước và học theo.

Note:

Li F et al. Follow-up formula consumption in 3- to 4-year-olds and respiratory infections: an RCT. Pediatrics. 2014 Jun;133(6):e1533-40.

--- 

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616