• 111
  • lang
  • lang

Hướng dẫn cho trẻ hành động an toàn khi thiên tai: Cách dự phòng

Là cha mẹ, chúng ta luôn muốn con trẻ được sống trong một môi trường lành mạnh, an toàn. Một trong những phương án đó là đảm bảo con trẻ an toàn khỏi các thảm hoạ, thiên tai. Nghĩa là cha mẹ muốn trẻ em được an toàn cho dù trẻ đang ở nhà, ở trường hay ở sân chơi và trẻ em cũng nhận thức được những loại thiên tai đó là gì. Cha mẹ cũng cần biết cách dự phòng cũng như cách chuẩn bị đối phó với những tình huống cần thiết.

Ở những khu vực thường xảy ra thiên tai, việc dạy và hướng dẫn trẻ biết về thiên tai, cách dự phòng, chuẩn bị cho nhiều tình huống là điều cần thiết, để trẻ có thể chủ động hành động khi gia đình và cộng đồng cần giúp đỡ.

Sự chuẩn bị cho các tình huống cần các thành viên trong gia đình đều tham gia. Mặc dù sẽ có thành viên chỉ ở nhà khoảng vài tiếng một ngày, hoặc có thành viên chỉ về nhà vào dịp cuối tuần nhưng họ vẫn cần tham gia trao đổi. Vì không ai biết chắc chắn rằng giờ nào trong ngày, thiên tai sẽ xảy ra, lúc đó sẽ có ai ở nhà. Do đó, mỗi thành viên đều cần có kiến thức về việc dự phòng và đối phó. Trẻ em cũng nên được tin tưởng để trẻ có thể đảm nhiệm một số nhiệm vụ nho nhỏ trong việc chuẩn bị vật dụng cần thiết.

Trong trường học, trẻ có thể đã được thầy cô cung cấp kiến thức về thiên tai và hướng dẫn về cách phòng chống, nên hãy để trẻ có cơ hội thực hành tại gia đình, chia sẻ thông tin và kĩ năng mà trẻ có.

Cách dự phòng là một trong những điều đầu tiên trẻ nên được dạy về thiên tai: dự báo và phòng chống:

Zalo
Xem bản tin hoặc đọc thông báo về an toàn trên thời sự, dự báo thời tiết đăng trên tivi, radio, tin nhắn của Bộ TTTT
Zalo
Kiểm tra xem nhà cửa có an toàn không.
Zalo
Không nên tuỳ tiện ra ngoài khi đang xảy ra thiên tai

-----------

Nguồn tham khảo:

https://micicinitiative.iom.int/sites/micicinitiative/files/resource_pub/docs/disaster_preparedness_hand_book_vn.pdf

https://bangkok.unesco.org/content/stay-safe-and-be-prepared-teacher%E2%80%99s-guide-disaster-risk-reduction

-----------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616