• 111
  • lang
  • lang

Hướng dẫn trẻ nhận biết tin thật giả trên môi trường mạng (Phần 1)

Việc sử dụng các tựa bài viết thu hút, gây shock như "Tin độc quyền! Bạn không thể bỏ qua" để nhử người dùng internet phải click vào đường link, các bài viết thể hiện quan điểm của bè phái, và những thông tin hoàn toàn sai sự thật đang tồn tại và phát triển không ngừng nghỉ trên môi trường mạng. Và trong suốt thời gian đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, với lượng tin tức dày đặc hàng ngày, thì việc dạy trẻ em và thanh thiếu niên cách tiếp cận với tin tức chính thống và nhận biết tin tức giả trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Theo giáo sư Sam Wineburg tại Đại học Stanford, nhìn chung, khả năng lý giải và phân biệt loại tin tức trên Internet của đa số người trẻ vẫn đang khá thấp. Nhiều người cho rằng vì những người trẻ tuổi họ sử dụng thành thạo Internet và các thiết bị công nghệ đồng nghĩa với việc họ cũng thành thạo về các tin tức hoặc nguồn thông tin mà họ được tiếp xúc hàng ngày. Nhưng các nghiên cứu của ông và đồng sự cho thấy điều ngược lại.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi học viện Công nghệ Massachuset (MIT), nghiên cứu dựa trên khoảng 126 ngàn chủ đề mới trên Twitter, đã xác nhận rằng những tin tức thật cần một khoảng thời gian dài gấp 6 lần khoảng thời gian tin tức giả để có thể tiếp cận được 1500 tài khoản Twitter.

Khi trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ lưu ý thêm những đặc điểm sau của bài viết được đăng tải có thể là bài viết chứa thông tin chưa được xác thực, tin giả:

Dưới đây là một số cách để trẻ có thể học nhận biết tin thật, giả

1. Định nghĩa về "tin giả"

Chuyên gia gợi ý rằng hãy định nghĩa thẳng thắn về "tin giả" cho trẻ hiểu để trẻ không bị bối rối trước quá nhiều khái niệm hoặc nghĩ "tin giả" là một kiểu trò đùa. Tin giả là tin hoàn toàn không có thật, là tin tức bị bịa đặt, được dựng lên. Tin giả không phải là loại tin tức chứa các thông điệp trái quan điểm với bạn.

Sau đó, cha mẹ hãy đưa ra một số nguồn, địa chỉ cập nhật tin tức đáng tin cậy, chính thống. Giới thiệu với trẻ rằng những nhà báo, người đưa tin làm việc và cộng tác cho những nguồn tin này đều là những nhà báo có kinh nghiệm, họ nỗ lực để kiểm nghiệm thông tin và được kiểm nghiệm lại bằng các đồng nghiệp khác. Và ngược lại, những người đưa tin giấu mặt, chỉ sử dụng bí danh, hoặc tên, ta nên đặt nhiều câu hỏi nghi vấn về những đối tượng đưa tin này.

2. Giúp đỡ trẻ chọn lọc được thông tin chứa sự thật từ các bài viết có quan điểm cá nhân

Khi xem truyền hình, đọc các bài tiểu luận, đọc bài viết trên các trang tạp chí hoặc trang thông tin online, ranh giới giữa những báo cáo trung lập và các quan điểm cá nhân đã được chọn lọc dần trở nên nhạt nhoà, khó phân biệt. Do đó, các chuyên gia gợi ý rằng hãy trò chuyện với con trẻ và giúp chúng phân biệt được "sự thật" và "quan điểm cá nhân", và tầm quan trọng của việc hiểu một câu chuyện từ nhiều phía, nhiều nguồn thông tin.

Việc quan tâm đến các tin tức có cùng quan điểm với người đọc là tự nhiên, tuy nhiên hãy là một người xem tin tức tỉnh táo, biết tôn trọng những quan điểm trái ngược và sự thật cho dù sự thật đi ngược lại quan điểm cá nhân.

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ cũng đã có thể được luyện tập tư duy phản biện, một vài thông tin cơ bản về truyền thông, trong lúc cha mẹ kể chuyện cho trẻ trước khi đi ngủ, theo Giáo sư Katie Foss làm việc tại trường đại học Middle Tennessee. Bằng cách đặt các câu hỏi cho trẻ về nội dung câu chuyện và khuyến khích trẻ hỏi ngược lại, chia sẻ cảm nhận của trẻ về quyển sách, trẻ sẽ có thể tự tin truyền đạt thông tin về không ngại ngần luyện tập tư duy phản biện.

Mời theo dõi phần tiếp theo.

-------------

Nguồn tham khảo:

https://ellipse.prbb.org/5-tips-to-combat-scientific-fake-news-in-times-of-coronavirus/

https://www.parents.com/kids/teens/how-to-teach-kids-to-spot-fake-news/

https://www.parents.com/toddlers-preschoolers/everything-kids/yikes-kids-are-really-bad-at-identifying-fake-news/ 

https://www.commonsensemedia.org/blog/how-to-spot-fake-news-and-teach-kids-to-be-media-savvy

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616