Khi nhiều người có thể dễ dàng sở hữu một chiếc điện thoại thông tin, máy tính được kết nối với Internet, thì bất cứ ai cũng có thể đăng tải thông tin trên Internet và không dễ dàng nhận ra được thật giả trong những thông tin đó. Đồng thời, càng nhiều người dùng tiếp cận thông tin từ những mạng xã hội như Facebook, Twitter hoặc những kênh thông tin trực tuyến, việc người lớn trong gia đình, phụ huynh của trẻ phải hướng dẫn và dạy trẻ cách xem tin tức đúng đắn để không bị nhầm lẫn với thông tin không chính thống, dẫn đến nhiều hậu quả khó lường khi chia sẻ với bạn bè của các con.
Dù các công ty công nghệ đang cố gắng loại bỏ và gỡ các tin tức, trang thông tin giả, định hướng trên Internet, nhưng điều này vẫn khó mà thực hiện triệt để do sự tồn tại của hình thức bài quảng cáo. Tuy nhiên thực chất, các công ty công nghệ cũng là một công ty quảng cáo và họ kiếm được càng nhiều tiền khi người dùng internet click vào đường dẫn đến tin tức với tựa đề tò mò từ các trang thông tin trực tuyến. Không bao giờ là quá sớm hoặc quá muộn để dạy trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên về cách tư duy phản biện khi tiếp xúc với bất cứ loại tin tức nào. Trẻ nhỏ có thể bắt đầu học về những kiến thức truyền thông cơ bản và các phương tiện truyền thông mà các con được tiếp xúc hàng ngày. Khi trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể hướng dẫn thêm các cách để trẻ có thể thực hiện tư duy phản biện phức tạp hơn.
Khuyến khích trẻ tìm hiểu kỹ hơn
Ngày nay, đa số trẻ đã biết tự minh lướt mạng xã hội, xem video trên Youtube hoặc đọc các bài viết trên các trang thông tin online. Do đó, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ đặt những câu hỏi như "Những thông tin này thực sự bắt nguồn từ đâu?", "Ai là người đã phát biểu những ý kiến này?"...
Việc khuyến khích trẻ tìm hiểu cũng có thể được thực hiện như cho trẻ nhập vai thám tử, tự mình điều tra, khám phá nguồn tin gốc. Cha mẹ cũng nên lưu ý rằng không phải vì tin tức này được đăng lại từ nguồn khác mà xem tin tức này là tin giả. Việc xác định được nguồn tin gốc, nơi đăng tải tin đầu tiên, được trích dẫn từ đâu là cách tốt nhất trong việc xác định mức độ chân thật của bản tin.
Ngoài ra, hãy cho trẻ biết cho dù một bài đăng trên mạng xã hội có hàng chục ngàn lượt yêu thích, chia sẻ hay cực kỳ nổi bật trong ngày cũng không đảm bảo được mức độ chân thật của bài đăng đó. Do đó trẻ cần biết phân biệt giữa 2 khái niệm "nổi bật" và "chân thật". Tin tức nổi bật chưa chắc là sự thật. Ngược lại, những tin tức thật chưa chắc thành tin tức nổi bật. Các bạn trẻ có thể bị bối rối hoặc hiểu nhầm giữa 2 khái niệm.
Vì vậy, để các con có thể "trở thành một phần của giải pháp chứ không phải của vấn đề", cha mẹ, phụ huynh cũng nên định hướng cho trẻ hành vi hạn chế chia sẻ tin tức với bạn bè trừ khi chúng chắc chắn rằng nguồn tin đã được xác nhận là tin thật 100%.
Xem tin tức đa chiều: tiếp nhận tin tức từ nhiều nguồn khác nhau thay vì chỉ tìm hiểu sâu và kỹ ở một nguồn tin quen thuộc
Tại sao kỹ năng này lại cần thiết cho trẻ hoặc bất kỳ ai thích đọc tin tức? Bởi vì để có cái nhìn đa chiều và tăng cường khả năng nhận biết tin thật giả, khi người đọc tin tức có khả năng thu thập thông tin từ nhiều nguồn đáng tin cậy, đồng nghĩa với việc người đọc khó bị định hướng hoặc bị dắt mũi, hay kích động bởi bất cứ nguồn tin nào. Đối với những bạn trẻ có thể làm nhiều việc cùng lúc bằng các thiết bị điện tử, công nghệ, việc thành thạo kỹ năng xem, đọc tin tức đa chiều có thể dễ dàng với các bạn. Phương pháp này cực kỳ hữu ích cho trẻ khi trẻ đọc một bài viết mà trẻ nghi ngờ độ chân thật. Các khuyến nghị được đưa ra là trẻ có thể dùng các trang web sau để kiểm tra nguồn tin: Snopes.com, Factcheck.org, hoặc Google.
Hãy khiến việc cập nhật tin tức thành một phần hoạt động của cả gia đình
Dù nhiều trẻ em không thực sự cập nhật tin tức bằng cách xem thời sự, đọc báo, nghe radio, nhưng các em vẫn có thể nghe ngóng thông qua các kênh tin tức riêng: từ bạn bè, từ nhóm học tập, từ mạng xã hội. Việc bàn luận cùng với bạn học, nhóm người thân thiết đồng trang lứa sẽ khiến trẻ hào hứng hơn trong việc cập nhật thông tin.
Cha mẹ có thể cho trẻ tự trải nghiệm việc hoàn toàn không được cập nhật bất cứ tin tức gì, từ trò chuyện với bạn bè, thông tin thời tiết cho đến tin thời sự hàng ngày trong vòng 24 giờ. Từ đây trẻ sẽ tự nhận thức được tầm quan trọng của việc cập nhật thông tin hàng ngày quan trọng với mỗi cá nhân như thế nào.
Khuyến khích hoài nghi để tìm hiểu sâu thay vì chỉ trích hay giễu cợt
Trong quá trình giáo dục trẻ về tin tức, cha mẹ hãy cố gắng củng cố cho trẻ quan điểm trung lập: Việc chỉ ra tin tức có nhiều thiếu sót hoặc chưa rõ ràng là đúng. Nhưng không có nghĩa trẻ có thể giễu cợt, chỉ trích quá đà các phương tiện truyền thông hay cổ vũ cho việc hoài nghi các trang thông tin đó. Ngược lại, khi đã nhận thức được tin tức này thiếu sót, trẻ có thể tìm hiểu từ những nguồn khác để có thể tìm đến thông tin có độ chính xác cao hơn, với đầy đủ dữ liệu và trích dẫn thay vì tham gia chỉ trích.
-------------
Nguồn tham khảo:
https://www.commonsensemedia.org/blog/how-to-spot-fake-news-and-teach-kids-to-be-media-savvy
-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616