Tưởng rằng trẻ con biết gì đâu mà căng thẳng và lo âu, nhưng thực tế trẻ con vẫn có thể bị, thậm chí còn là đối tượng dễ bị tổn thương hơn hết. Với những đứa trẻ bị tổn thương tâm lý khi nhỏ các nhà nghiên cứu tại ĐH Harvard và MIT nhận ra rằng những đứa trẻ này lớn lên thường không vui vẻ và hạnh phúc và chúng cũng không thể chủ động theo đuổi hoài bão và những điều tốt đẹp trong cuộc sống như những trẻ khác.
Thực tế, ranh giới giữa một đứa trẻ hạnh phúc và không hạnh phúc là rất mong manh, phụ thuộc lớn vào cách mà cha mẹ tương tác với trẻ. Tưởng rằng 1 đứa trẻ bị tổn thương vật lý như đánh mắng, hay tổn thương tâm lý như bị so sánh mới cảm thấy không hạnh phúc, nhưng gần đây nghiên cứu tại ĐH Bang San Diego, Mỹ cho thấy những đứa trẻ không bị đánh cũng không bị la mắng vẫn không cảm thấy hạnh phúc. Thực ra chúng chỉ bị "bỏ rơi" hay bị "lãng quên" bởi chính cha mẹ chúng và chúng lao vào xem clip nhảm, điện thoại, ipad, chơi game mỗi ngày. Cha mẹ chúng có thể đã dành quá nhiều thời gian để kiếm tiền, lo toang mọi thứ, nhưng quên mất trò chuyện, vui chơi cùng trẻ, và không nhận ra rằng trẻ mỗi ngày đang không hạnh phúc.
Vậy, "khi nào trẻ có thể bị tổn thương tâm lý?"
1. Khi cha mẹ đánh hoặc la mắng hổ báo. Nó chỉ làm trẻ hoảng sợ, mà không học được bài học về hành vi đó.
Thay vào đó, trẻ nên được cha mẹ giáo dục cách nhận ra hành vi sai và đúng.
2. Thường xuyên so sánh trẻ, đặc biệt giữa các anh chị em với nhau.
Thay vào đó, mọi đứa trẻ nên được khuyến khích và động viên, đặc biệt khi chơi hoặc tham gia 1 hoạt động mới vì mỗi đứa trẻ sẽ có thế mạnh và thế yếu khác nhau. Thất bại và thành công là 2 mặt luôn tồn tại như 2 mặt "hình và số" của đồng xu. Cảm giác vui khi thành công ai cũng biết, nhưng cảm giác của sự thất bại không phải ai cũng biết. Dạy trẻ học và hiểu cả 2 cảm giác là bài học quan trọng khi trẻ còn nhỏ.
Cùng với so sánh, làm thay, bao che hay lấm liếm vấn đề hay lỗi sai là một cách làm yếu đi khả năng phát huy năng lực của trẻ. Luôn giúp trẻ tư duy và suy nghĩ hướng giải quyết vấn đề thay vì suy nghĩ giúp trẻ, luôn gợi mở để trẻ đưa ra quyết định trong mọi tình huống.
3. Dành thời gian tranh cãi lẫn nhau, đặc biệt trước mặt trẻ
Thay vì vậy hãy thống nhất, yêu thương và cùng dạy dỗ con cái. Cha mẹ nên dành thời gian cùng chơi với trẻ, thống nhất cách đáp ứng khi trẻ sai phạm. Điều này sẽ mang nhiều lợi ích to lớn cho phát triển tư duy và nhận thức.
4. Tiết việc và ham kiếm tiền.
Thay vì đổ lỗi cho nó chơi máy suốt ngày thì chúng ta hãy dành thời gian lên kế hoạch sáng mai chơi gì, tối kể chuyện gì với trẻ hay cuối tuần cả nhà cùng đi đâu ! Thực ra khi phải lựa chọn giữa cha mẹ và màn hình, trẻ luôn chọn gia đình. Nhưng, nếu trẻ cảm thấy cha mẹ yêu thương công việc hơn trẻ thì trẻ cũng không cảm thấy vui gì khi chơi với cha mẹ. Cách tốt nhất để trẻ xa rời màn hình là lấp đầy các khoảng trống đó bằng các hoạt động ý nghĩa.
Bạn có đang mắc phải những sai lầm trên không? Nếu có, hãy thay đổi để giúp trẻ trở nên tốt hơn!
---
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616