• 111
  • lang
  • lang

Khi trẻ vướng vào bắt nạt trên mạng trong giai đoạn giãn cách (Phần 1)

Bắt nạt, bạo lực, những phát ngôn thù ghét xuất hiện đầy rẫy trên internet và hầu hết người trẻ đã trải qua hay chứng kiến điều đó một vài lần. Người ta có thể dễ dàng miệt thị, xúc phạm những người mình chưa từng gặp mặt.

Tuy nhiên, bắt nạt trên mạng xảy ra nhiều không đồng nghĩa với việc chúng ta bình thường hoá việc bắt nạt, dù là trên mạng hay ngoài đời. Mà việc cần làm chính là tìm mọi cách để ngăn chặn sự bắt nạt ngay khi được nhen nhóm hoặc kịp thời phát hiện để có những biện pháp can thiệp phù hợp, kể cả phải can thiệp bằng pháp luật.

Đại dịch COVID-19 khiến hầu hết các thành viên trong gia đình, kể cả trẻ em, phải dành toàn bộ thời gian tại nhà, phải làm quen với việc học tập, giải trí, trò chuyện trên Internet. Và khi trẻ em, trẻ vị thành niên phải sử dụng các thiết bị thông minh để có thể truy cập các ứng dụng trực tuyến, ngoài việc có thể phục vụ cho việc học được thuận tiện hơn, cũng đồng thời các em dễ gặp nguy cơ bị bắt nạt trên môi trường mạng.

Bắt nạt trên mạng hay còn gọi là bạo lực mạng, là một vấn đề nan giải đang xảy ra với nhiều trẻ em, thanh thiếu niên. Vì tính chất ẩn danh của người dùng trên Internet, kẻ gây bạo lực mạng đang lợi dụng điều này để tấn công và gây ra nhiều tổn thương cho các nạn nhân ở lứa tuổi học sinh.

Bạo lực mạng có thể diễn ra dưới nhiều hình thức, từ việc đăng tải những nội dung, hình ảnh gây xấu hổ cho người khác, đến việc đe doạ, gây rối, bình luận tiêu cực trên môi trường mạng, hoặc thậm chí là rình rập, theo dõi người khác qua email, các trang web, các mạng xã hội và tin nhắn. Bạo lực mạng cũng có thể là cố gắng lợi dụng thông tin cá nhân để bôi xấu, xâm phạm sự riêng tư và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người khác.

CŨNG GIỐNG NHƯ TRẺ ĐANG HOÀN THÀNH VIỆC HỌC TẠI NHÀ, THÌ BẠO LỰC VÀ QUẤY RỐI TRÊN INTERNET CŨNG CÓ THỂ XẢY RA KHI TRẺ ĐANG Ở TRONG CHÍNH NGÔI NHÀ CỦA MÌNH.

Như đã đề cập ở trên, trẻ dành nhiều thời gian ở nhà hơn, so với trước khi đại dịch diễn ra. Cùng lúc, trẻ cũng sử dụng các thiết bị công nghệ nhiều hơn và kéo theo một số yếu tố khác cũng gia tăng đột biến trong giai đoạn này.

Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 
Zalo
 

Công nghệ và Internet ngày nay khi bị sử dụng sai cách sẽ như một công cụ hữu ích cho kẻ xấu, khuyến khích kẻ bắt nạt thực hiện những hành vi tồi tệ hơn. Có nhiều động cơ đằng sau các hành vi bạo lực mạng với trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy kẻ bắt nạt thường nghĩ những hành vi bắt nạt ấy cũng chỉ là một trò đùa dai, là cách xả giận, thể hiện sức mạnh của bản thân, hoặc do ganh tị với nạn nhân, hoặc kẻ bắt nạt cũng đang bắt chước theo những kẻ khác…

Mời theo dõi phần tiếp theo

----------

Nguồn tham khảo:

 

https://www.youtube.com/watch?v=po0WmEVaWu0&ab_channel=beKindOnline

https://www.mibluesperspectives.com/2020/10/12/increase-in-cyberbullying-during-covid-19

https://www.youtube.com/watch?v=tJsGGsPNakw&ab_channel=FightChildAbuse

 

----------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, lao động trẻ em và trẻ em cần giúp đỡ trong đại dịch COVID-19, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:

- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616