Kể từ khi cha mẹ làm việc tại nhà, cha mẹ dành nhiều thời gian hơn với trẻ so với trước kia. Đây cũng là cơ hội để cha mẹ có thể tìm hiểu về hoạt động của trẻ trên Internet, những tương tác của trẻ trên mạng xã hội nhưng vẫn dành sự tôn trọng nhất định cho con.
Cũng giống như các dạng bạo lực khác, bạo lực mạng có thể ngăn chặn được trước khi có thể tổn thương đến con trẻ. Cha mẹ và người lớn trong gia đình có thể tham khảo một vài biện pháp sau đây:
Cha mẹ hãy luôn đảm bảo với trẻ rằng trẻ sẽ hoàn toàn yên tâm khi chia sẻ về những vấn đề con đang gặp phải. Vì nhiều trẻ em, thanh thiếu niên thà phải đối mặt với những khúc mắc, sự cô đơn, căng thẳng bằng cách giải toả trên Internet, còn hơn là bị giới hạn thời lượng sử dụng Internet và khả năng cao bị cắt liên lạc với bạn bè.
Để tổng kết lại, việc cha mẹ nhận ra được những nguy cơ tiềm ẩn khi trẻ có thể vướng vào bắt nạt trên mạng (là kẻ bắt nạn hoặc là nạn nhân) trong giai đoạn dịch COVID-19, là rất quan trọng. Phụ huynh nên hiểu rằng trẻ có thể sẽ giữ bí mật với phụ huynh và tự đưa ra những đáp trả trên Internet mà trẻ có thể không lường trước được hậu quả. Hãy dành thêm thời gian để trò chuyện, lắng nghe một cách cởi mở, tôn trọng về những trải nghiệm mà trẻ đang có khi sử dụng Internet để có thể nắm bắt được những dấu hiệu cảnh báo.
Theo báo Tuổi Trẻ online, văn minh trên mạng là lĩnh vực khó kiểm soát bằng luật pháp, tương tự các lĩnh vực khó xác định hành vi như quấy rối tình dục hay bạo lực trong gia đình. Bởi vậy, theo nhà nghiên cứu Đặng Hoàng Giang, giải pháp chính hiện nay vẫn là giáo dục. "Từ nhỏ, trẻ em cần được giáo dục để lắng nghe ý kiến của người khác, tôn trọng sự khác biệt và luôn tâm niệm mình không độc quyền sự thật. Đáng tiếc, nhiều cha mẹ và thầy cô giáo không phải là tấm gương tốt trong chuyện này".
----------
Nguồn tham khảo:
https://www.youtube.com/watch?v=po0WmEVaWu0&ab_channel=beKindOnline
https://www.mibluesperspectives.com/2020/10/12/increase-in-cyberbullying-during-covid-19
https://www.youtube.com/watch?v=tJsGGsPNakw&ab_channel=FightChildAbuse
----------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, lao động trẻ em và trẻ em cần giúp đỡ trong đại dịch COVID-19, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616