.png)
Bạo lực trẻ em trong gia đình là việc các thành viên trong gia đình có hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em
Cục Bà mẹ và Trẻ em - Bộ Y tế biên soạn bộ tài liệu: Kiến thức và kỹ năng phòng, chống bạo lực trẻ em trong gia đình (Tài liệu giành cho trẻ em).
Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ em bị bạo lực:
1. Trẻ bỗng dưng trở nên nhút nhát, sợ sệt
2. Trẻ có các vết thương tích trên thân thể
3. Trẻ khó ngủ, sợ hãi trong lúc ngủcô
4. Trẻ tự hủy hoại bản thân và xa lánh bạn bè
5. Trẻ bỏ nhà đi lang thang
Các dấu hiệu nhận biết hành vi bạo lực trẻ em trong gia đình:
1. Các hành vi bạo lực thể chất
2. Các hành vi bạo lực tinh thần
3. Bạo lực mang tính chất cô lập trẻ
4. Hành vi trừng phạt trẻ
Hâu quả của bạo lực trẻ em trong gia đình"
1. Trẻ bị lo âu, khủng hoảng về tâm lý
2. Trẻ bị ốm hoặc phải điều trị y tế
3. Trẻ có hành vi bạo lực với bạn bè
4. Trẻ bị thương tích
5. Trẻ học hành sa sút
Những kỹ năng phòng, chống bạo lực trẻ em trong gia đình cần trang bị cho trẻ em:
1. Nói "Không"
2. Kêu cứu
3. Tìm đến nơi an toàn
4. Gọi tới Tổng đài 111 hoặc một người lớn mà em tin tưởng
Link tải tài liệu: Kiến thức và kỹ năng phòng, chống bạo lực trẻ em trong gia đình (Tài liệu dành cho trẻ em)
__
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành động bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi điện đến Tổng đài điện thoại Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua ứng dụng của Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:Các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng Đài điện thoại Quốc gia Bảo vệ Trẻ em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo: Tổng đài 111
+ Website Tổng đài 111: Tongdai111.vn
+ Tiktok: Tổng đài 111
+ Youtube: Tổng đài 111
Tổng đài hoạt động 24/7 và hoàn toàn miễn phí.