• 111
  • lang
  • lang

Kỷ luật tích cực tại gia đình khi trẻ em ở nhà trong giai đoạn COVID-19

Cha mẹ và các con đã từng trải qua thời điểm thực hiện giãn cách xã hội trước đây, do đó nhiều gia đình đã có kinh nghiệm chuẩn bị cho các tình huống có thể xảy ra trong đại dịch (học tập và làm việc tại nhà, hạn chế ra đường, hạn chế đi chơi hoặc đến thăm bạn bè…) một cách an toàn nhưng vẫn được kết nối với xã hội và với những người ta quan tâm.

Tuy nhiên, về mặt tinh thần, cha mẹ vẫn nên có cách tiếp cận khoa học và thấu cảm hơn đối với trẻ trong giai đoạn COVID-19 vẫn đang có những diễn biến cực kỳ phức tạp sau Tết Nguyên Đán 2021. Cha mẹ có thể làm được rất nhiều điều để giúp bản thân và giúp trẻ cảm thấy được bảo vệ, được an toàn tại chính ngôi nhà của mình. Và một trong những phương pháp tiếp cận dưới đây của chương trình "Kỷ luật tích cực trong thực hành làm cha mẹ mỗi ngày" (Positive Discipline Everyday - PDEP) có thể được áp dụng trong bất kỳ tình huống nào, trong những ngày bình thường và kể cả trong đại dịch.

Phương pháp tiếp cận kỷ luật tích cực PDEP có thể được khái quát theo mô hình dưới đây:

Khi thiếu hụt một trong 4 yếu tố này, phương pháp tiếp cận có thể gặp phải những khó khăn nhất định, có thể ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch và quá trình xây dựng kỷ luật tích cực. Mỗi yếu tố đều đóng vai trò quan trọng như nhau, do đó cần cha mẹ dành thời gian để tìm hiểu, quan sát và lắng nghe trẻ.

Tiến sĩ Joan Durrant có giải thích thêm về mô hình này khi áp dụng PDEP trong giai đoạn COVID-19 như sau:

"Những mục tiêu dài hạn về sự trông đợi của cha mẹ đối với sự phát triển của trẻ bao gồm: tăng cường sự kiên cường và lạc quan của trẻ, giúp trẻ hiểu rõ cảm xúc của mình, tạo cảm giác an toàn cho trẻ, đảm bảo rằng trẻ tin chúng ta giữ an toàn cho trẻ, củng cố mối quan hệ với trẻ trong tương lai, giúp trẻ học cách kiểm soát căng thẳng mà không làm tổn thương bất cứ ai.

Và để thực hiện được mục tiêu dài hạn đó, bạn cần biết về hai công cụ quan trọng nhất: đó là cung cấp sự ấm áp và cấu trúc. Tạo ra sự ấm áp chính là tạo ra môi trường mà trẻ thấy an toàn. Tạo ra một cấu trúc chính là giao tiếp với trẻ, chứ không phải là trừng phạt. Đó là vệc lắng nghe, hiểu và tôn trọng cảm xúc cũng như nhìn mọi thứ từ quan điểm của trẻ".

Chi tiết Video: https://www.pdepvietnam.com/post/thuc-hanh-pdep-trong-thoi-ky-khung-hoang

 

-------------

Nguồn tham khảo: 

https://www.facebook.com/savechildrenVN/videos/2696954857217580

-------------
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616