• 111
  • lang
  • lang

Kỷ luật tích cực tại gia đình trong giai đoạn giãn cách (Phần 1)

Sự sợ hãi, lo lắng, cảm thấy bất ổn có lẽ đang diễn ra tại nhiều gia đình khi đại dịch COVID-19 hiện đang khó kiểm soát. Việc làm cha mẹ, dù trong điều kiện bình thường, ôn hoà nhất, cũng đã là một công việc rất khó. Và áp dụng KLTC lúc này có thể giúp ích cho phụ huynh và sự phát triển của trẻ.

Có nhiều nguồn thông tin về cách dạy và giáo dục trẻ mà không khiến phụ huynh cảm thấy kiệt sức trong giai đoạn này. Và một trong những phương pháp đó chính là Kỷ luật tích cực (KLTC), phương pháp giáo dục giúp cha mẹ bớt kiệt sức, cùng lúc giúp trẻ em tự lựa chọn và học hỏi từ những lựa chọn của bản thân.

Zalo
 

KLTC thực sự thể hiện sự hiệu quả khi phụ huynh đang cố gắng thích nghi với những lối sống và cách làm việc tạm thời mới, cũng như khi phụ huynh hỗ trợ các em học tập và dành thời gian cho trẻ khi hầu hết các thành viên đều dành thời gian ở nhà.

Đầu tiên, hãy cùng nhắc lại KLTC là gì?

"Kỷ luật tích cực (KLTC) theo quan điểm của PEDP là cung cấp cho trẻ thông tin và kỹ năng cần thiết để học hỏi. Thông qua đó, trẻ dần nhập tâm các giá trị đạo đức, học cách giải quyết xung đột có tính xây dựng, trở thành người giải quyết vấn đề và hành động với sự đồng cảm với người khác." - Trích từ chương trình Kỷ Luật Tích Cực Trong Thực Hành Làm Cha Mẹ Hàng Ngày (PEDP).

Zalo
Trích từ chương trình Kỷ Luật Tích Cực Trong Thực Hành Làm Cha Mẹ Hàng Ngày (PEDP)

Cũng đưa ra những quan điểm tương tự, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam - Thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam - Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), thầy Nam chia sẻ:

"KLTC là dạy và cung cấp cơ hội để cho những đứa trẻ học được nhiều kỹ năng hành vi mới, và để lần sau các em sẽ tự giác hành động và đưa mình vào kỷ luật.

KLTC nhấn mạnh vào việc phòng ngừa. Cách thức bền vững nhất để giảm hành vi sai của con là chúng ta phải chú ý vào những khoảnh khắc đứa trẻ có hành vi tốt, phải khen trẻ ngay và dẫn đến tác dụng là những hành vi tốt sẽ tăng lên.

Điều quan trọng ở đây là giáo viên và bố mẹ phải gần với con để biết được lúc nào đứa trẻ đang cố gắng có những hành vi tốt để kịp thời khuyến khích. Chỉ có mối quan hệ gần gũi thì những lời khen đó mới có giá trị."

Vậy KLTC khác gì với trừng phạt/ kỷ luật truyền thống:

KLTC đề cao sự tôn trọng, cân nhắc, lắng nghe và mục tiêu giáo dục lâu dài từ cả phía cha mẹ lẫn con trẻ.

Theo chia sẻ của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam - Thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam:

"Kỷ luật tích cực khác một chút so với triết lý mà chúng ta vẫn tin tưởng trước đây. Các phụ huynh thường nghĩ là nếu sự đau khổ của con càng lớn thì hình phạt đấy càng có hiệu quả, và giờ đây tất cả những niềm tin đó đối với kỷ luật tích cực là không đúng"

"Kỷ luật tích cực nhấn mạnh vào những điều gì các con nên làm, còn kỷ luật truyền thống trước đây thì bố mẹ thường nói là không được làm cái này, cái kia, cấm tuyệt đối."

Zalo
 

Mời theo dõi các phần tiếp theo.

---------

Nguồn tham khảo:

https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/COVID-19/Pages/Parenting-in-a-Pandemic.aspx

https://www.positiveparentingsolutions.com/parenting/positive-parenting-during-pandemic

https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/ky-luat-tich-cuc-lieu-co-ren-luyen-duoc-hoc-sinh-post212696.gd

https://www.pdepvietnam.com/gioi-thieu-pdep

---------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, lao động trẻ em và trẻ em cần giúp đỡ trong đại dịch COVID-19, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:

- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616