• 111
  • lang
  • lang

Kỷ luật tích cực tại gia đình trong giai đoạn giãn cách (Phần 2)

 

Tại sao KLTC lại cần thiết trong giáo dục con trẻ? KLTC dạy cho trẻ về những kỳ vọng, hệ quả và có trách nhiệm hơn với các hành động của mình. Bằng cách nào KLTC làm được những điều đó?

1/ Giúp giảm sự căng thẳng giữa cha mẹ và trẻ:

Đối với phụ huynh, KLTC giúp tập trung vào những thứ mà phụ huynh có thể kiểm soát được: sự bình tĩnh và sự tích cực.

Zalo
 

2/ Giúp giữ vững sự bình tĩnh để có thể tiếp tục nhịp điệu sống lành mạnh hàng ngày

Thay vì trở nên cực kỳ tức giận khi con trẻ từ chối nghe lời bạn, cha mẹ có thể thử sử dụng bài học "Khi nào con thực hiện/làm - thì con sẽ".

Ví dụ: Khi con đem rác đi đổ, thì con sẽ được xem chương trình TV yêu thích của mình.

Thay vì: Nếu con không đổ rác, thì con không được xem TV.

Cách đặt vấn đề này giúp trẻ ở thế chủ động làm việc, thực hiện công việc hoặc bài tập, và sẽ nhận lại được những đặc quyền mà trẻ đã thường xuyên có được như giải trí bằng TV, game, truyện tranh hoặc được làm điều con thích.

Khi trẻ nhận thức được trẻ cần hoàn thành trong một thời gian nhất định (làm xong càng sớm càng có nhiều thời gian tận hưởng làm điều mình thích), trẻ sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các con có quyền lựa chọn làm hoặc không làm, và cũng nhận thức được các con phải chấp nhận kết quả của lựa chọn đó.

Vậy, làm cách nào để phụ huynh áp dụng KLTC hiệu quả, đặc biệt là trong giai đoạn giãn cách?

Một số quy tắc/công cụ chính mà chương trình PEDP khuyến khích áp dụng khi giao tiếp với con trẻ trong mọi tình huống, trường hợp:

- Tự điều chỉnh tâm trạng của bản thân và cùng điều chỉnh với trẻ.

- Tập trung vào những mục tiêu giáo dục, nuôi dạy trẻ dài hạn.

- Hiểu hơn về cách trẻ suy nghĩ, cảm nhận ở tuỳ độ tuổi cũng như tính cách của từng trẻ.

- Cố gắng hết sức để mang đến sự ấm áp và cấu trúc kết nối thích hợp.

Zalo
Hình ảnh mô hình PEDP https://www.pdepvietnam.com/mo-hinh-pdep

Mời theo dõi phần tiếp theo

---------

Nguồn tham khảo:

https://www.positiveparentingsolutions.com/parenting/positive-parenting-during-pandemic

https://www.pdepvietnam.com/gioi-thieu-pdep

https://positivedisciplineeveryday.com/wp-content/uploads/2020/06/PDEP-COVID-19-Information-Kit.pdf

---------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, lao động trẻ em và trẻ em cần giúp đỡ trong đại dịch COVID-19, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:

- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616