• 111
  • lang
  • lang

Kỷ luật tích cực trong gia đình.

Trong sinh hoạt hàng ngày ở gia đình, không thể tránh khỏi những lúc trẻ mắc lỗi hoặc có hành vi tiêu cực. Những lúc như vậy, cha mẹ và người chăm sóc trẻ hay thường có xu hướng sử dụng các biện pháp trừng phạt (đánh đòn, mắng chửi, dọa nạt,…) để uốn nắn, giáo dục trẻ. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hình phạt mang tính bạo lực của cha mẹ không giúp đạt được hiệu quả giáo dục như mong muốn mà chỉ gây tổn thương cho trẻ.

Bởi vậy, trước khi kỷ luật trẻ, cha mẹ hãy nghĩ tới những điểm sau đây:

- Đằng sau hành vi “hư”, tiêu cực của trẻ thường có một lý do nào đó. Hãy cố tìm hiểu xem tại sao trẻ lại cư xử như vậy để có biện pháp ứng xử phù hợp.

- Không mong chờ trẻ có thể hành động như người lớn.

- Chấp nhận lỗi lầm trong hành vi của trẻ vì ai cũng có thể mắc lỗi. Hãy xem lỗi lầm là cơ hội giúp trẻ học cách ứng xử phù hợp hơn.

- Khích lệ trẻ nếu hành vi tiêu cực của trẻ bắt nguồn từ việc trẻ thiếu tự tin vào bản thân.

- Khi thể hiện sự không hài lòng của người lớn về hành vi tiêu cực của trẻ, hãy tập trung vào hành vi, không tập trung vào tính cách của trẻ. Ví dụ, bạn không nên nói: “Mày thật tồi tệ và ngu xuẩn khi làm thế”, mà hãy nói: “Đó là một việc làm không tốt, con không nên làm như thế nữa”.

- Có thái độ tích cực, củng cố những hành vi tích cực ở trẻ để tạo ra những thói quen tốt cho trẻ.

 

---

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/124927393982155061