• 111
  • lang
  • lang

Làm sao để giúp trẻ xây dựng tình yêu và thói quen đọc sách?

Làm sao để giúp trẻ xây dựng tình yêu và thói quen đọc sách? Đây là một số lời khuyên để bạn giúp trẻ mở rộng tri thức và rèn luyện thói quen thích đọc sách ngay từ sớm.

Theo Viện Nhi khoa của Mỹ, bạn có thể bắt đầu lên kế hoạch đọc sách cho bé ngay khi bé còn nhỏ, có thể vài tuần sau sinh. Nhưng thực tế đến 6 tháng tuổi bé mới có thể biết hứng thú với sự đọc sách, tùy mỗi bé.

Thời gian đọc đừng quá dài (dưới 10 phút).

Đừng quá lo lắng những hành động mất tập trung của bé như: nhảy, đòi đi ra, gặm và dành lật trang. Tất cả những hành động đó là hoàn toàn bình thường và đang thể hiện sự phát triển về mặt nhận thức của não bộ.

Một số bé hiếu động chỉ có thể tập trung 1 - 2 phút nên bạn cũng đừng bỏ cuộc nếu bé có vẻ không thích. Những sự lặp lại như vậy sẽ giúp bé phát triển não bộ và tư duy, tạo một bước phát triển rất lớn trong giai đoạn ấu nhi của bé.

Cha mẹ thường quan tâm đến sự mất tập trung khi đọc sách của bé. Một số biểu hiện như gặm/ăn sách, cầm xé, giành lấy sách tự lật hoặc đòi đi ra. Tất cả đều bình thường và đang cho thấy 1 sự phát triển của não bộ về nhận thức. Cha mẹ không phải lo lắng điều này. Trước tiên cha mẹ nên chọn sách phù hợp độ tuổi, khác độ tuổi bé thường không tập trung.

Khi chọn sách đúng độ tuổi, mà bé ít tập trung, cha mẹ có thể gây chú ý lại bé vào sách. Nếu 2-3 nổ lực mà không thành công, cha mẹ không cần đọc cho bé nữa, mà vui vẻ chờ dịp khác.

Việc đọc sách của bé khác người lớn. Bé sẽ không biết nhàm chán với quyển sách mà bé đã đọc rồi như người lớn. Nói đúng hơn, bé đọc sách là đang học hỏi kĩ năng nhận thức của não bộ. Do đó, việc bé hứng thú với 1 quyển sách nào, luôn chọn quyển sách đó là điều cha mẹ nên mừng hơn là lo lắng vì bé đang phát triển nhận thức tốt. Bạn không cần phải cố gắng giới thiệu quyển mới cho bé. Cứ đợi khi bé hết hứng thú với quyển đó là bạn chuyển sang quyển mới là tốt nhất vì lúc đó cũng là sự chuyển đồng bộ với nhận thức của não bộ.

Tư thế bé ngồi vào lòng mẹ là tốt nhất vì dễ gây sự chú ý cho bé và bé có thể nghe giọng mẹ/cha ấm hơn.

Tư thế tốt thứ 2 là bé nằm ngửa và cha/mẹ nằm bên phải bé.

Thời điểm tốt nhất là khi bé trên 2.5 tuổi. Khi đó 2 bán cầu não của bé phát triển đồng bộ và cân bằng, việc khám phá cái mới, kể cả sách là một niềm vui và là một bài học hữa ích.

Trước 3 tuổi, cha mẹ chưa nên giới thiệu sách song ngữ cho bé vì lúc này não bộ bé sẽ tập trung tốt hơn vào tiếng Việt, hơn là ngoại ngữ khác. Sau 3 tuổi là thời điểm tốt giới thiệu sách song ngữ cho bé.

Hoàn toàn được. Tôi không thấy gì bất hợp lí khi bạn không có thời gian rãnh cố định đọc sách cho bé, do đó, bạn có thể đọc cho bé khi nào bạn và bé rãnh đều tốt cả. Nên hiểu, đọc sách như là một hoạt động trò chơi mà bạn và bé cùng nhau chơi khi thời gian thật sự thoải mái và vui vẻ cho cả hai.

Chọn sách nên đúng độ tuổi vì não bộ của bé sẽ phát triển đúng độ tuổi.

Bé dưới 1 tuổi nên chọn sách có các tiêu điểm sau:

- Có vật liệu khác nhau như: sách gỗ, sách giấy dày, nhám, bóng, sách vải

- Có hình lớn, màu sắc tương phản, chữ ít

- Có tiếng động, nhạc

Bé sau 1 tuồi - 2 tuổi: Các sách kể trên là không phù hợp.

Bé sau 2 tuổi thì nên chọn sách có nhiều hình ảnh, và có những sticker để bé có thể cầm nắm và lật khám phá.

Cha mẹ nên chọn những quyển sách lớn, có hình ảnh màu sắc tương phản, ít chữ (1 - 2 chữ/trang).

Vào thời điểm này, các bé có thể lặp lại những từ mà mẹ nhấn mạnh với bé. Giáo sư Rogers T., từ viện Virginia Polytechnic khuyên: Cha mẹ nên chọn sách có một vật hoặc một người trên một trang sách. Khi nghe bạn nói vật đó hoặc người đó, bé sẽ ghi nhận và bập bẹ nói theo. Bạn nên đọc chậm và rõ, đồng thời chỉ vào hình đó cho bé thấy hình ảnh của từ bạn đang nói. Cố gắng đọc biểu cảm, thay đổi cảm xúc khuôn mặt, tay chỉ vào hình, giọng nói lặp lại nhiều lần.

Cha mẹ có thể chọn sách có một hoặc hai câu ngắn cho bé trong giai đoạn này. Hãy làm cho câu chuyện của bạn càng trở nên ngờ nghệch sẽ càng giúp bé học hỏi nhanh hơn.

Ví dụ: Sách có hình một con vật nào đó, thì hãy giả tIếng kêu của con vật đó. Sách có hình con mèo thì bạn có thể giả kêu "meo meo" nhiều lần, chọc bé cười và bé sẽ cảm thấy nó rất thú vị. Một ngày nào đó, bạn sẽ ngạc nhiên rằng con bạn sẽ "chọc" lại bạn bằng mấy tiếng kêu ngờ nghệch như "gâu gâu", "ùm bò", "meo meo". Điều này thể hiện bé đang phát triển tư duy rất tốt.

Ngoài ra, Hãy biến thời gian đọc thành cuộc chơi ngôn ngữ với bé bằng cách cho bé tham gia vào việc đọc của bạn thông qua việc hỏi bé những câu hỏi khi đọc. Ví dụ như: Con có thấy con mèo không? Nó kêu "meo meo". Bạn hãy chỉ vào hình con mèo; hoặc bạn có thể hỏi "mũi của con đâu?" và chỉ lên hình cái mũi trong sách và cả cái mũi của bé nữa.

Theo thời gian, bạn sẽ ngạc nhiên rằng bé từ 15 - 18 tháng có thể sẽ trả lời câu hỏi của bạn rất dễ thương. Vì thế bạn hãy tạo cho bé thời gian trả lời bằng cách chỉ vào hình và hỏi: Đây là cái gì? bé sẽ nói "..hơi" (có nghĩa là xe hơi). Bạn hãy khen bé như sau: Con của bố/mẹ giỏi quá, đúng rồi! Và lúc này bạn nói lại từ xe hơi và thêm tính chất của xe hơi cho bé. Điều này sẽ làm bé ghi nhận và phát triển thêm 1 bậc, ví dụ bạn có thể nói: Đó là chiếc XE HƠI MÀU ĐỎ (nhấn mạnh từ này) và nó kêu PIN PIN (áp dụng thực tế nếu gia đình có chiếc xe hơi).

Chọn những quyển sách có 1 - 2 câu trên 1 trang và hình ảnh to. Ở độ tuổi này, bé có thể nhận biết sách nào bé thích và đó là lý do tại sao mà bé sẽ yêu cầu bạn chỉ đọc một vài quyển sách nào đó. Đừng lo lắng và cảm thấy chán khi làm điều này, hãy đọc cho bé và hãy sáng tạo trong mỗi lần đọc để làm bé thú vị hơn. Vào cuối tuần, bạn có thể dẫn bé đến nhà sách nơi có nhiều quyển khác nhau. Bạn nên chọn khu vực sách phù hợp với độ tuổi bé và cho bé chọn. Nếu bé chọn quyển nào thì hãy nói câu này: "Thỏ con lễ phép về nhà với chị Bo nhé, tối nay mình sẽ cùng đọc truyện nhé Bo" (ví dụ quyển sách này có tựa là "Thỏ con lễ phép").

Notes

Pamela et al. 2012 Age-by-Age Guide to Reading to Your Baby, Parents.

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616