• 111
  • lang
  • lang

Làm sao để trẻ chia sẻ điều trẻ đang sợ hãi?

Bạn biết không, bạo hành trẻ em không chỉ xảy ra với bố dượng hay mẹ kế trong gia đình, mà nó còn xảy ra với những người thân khác, người hàng xóm, thầy cô, thậm chí với bạn bè trên lớp. Một báo cáo từ tổ chức Child Safe of Central Missouri, Mỹ cho thấy 90% trẻ bị bạo hành hay lạm dụng không dám nói ra với ai. Tại sao lại như vậy? Và làm sao để bạn trở thành người trẻ tin tưởng và chịu chia sẽ?

TẠI SAO TRẺ KHÔNG NÓI RA?

Có một số nguyên nhân trẻ không chịu nói ra:

+ Trẻ con thường thiếu nhận thức hoặc không ai dạy hay kể cho trẻ hiểu hành vi bạo hành hay lạm dụng là sai.

+ Trẻ cảm thấy sợ hãi và lo lắng đặc biệt khi bị đe dọa hay dụ dỗ. Thường bao hành liên quan đến người thân của trẻ.

+ Trẻ sợ làm ai đó bị đau giống trẻ. VD, trẻ sợ kể với mẹ sợ mẹ cũng bị tổn thương như trẻ

+ Trẻ thiếu ngôn ngữ và kiến thức để diễn đạt cảm giác và hành vi bạo hành của người khác.

+ Trẻ cảm thấy xấu hổ

+ Trẻ không tin người lớn sẽ tin trẻ

Chính vì vậy mà trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương cả về thể xác và tinh thần nhất bởi các con không đủ nhận thức, ngôn ngữ để diễn đạt, hơn nữa tâm lý trẻ cũng yếu đuối dễ bị tác động.

LÀM SAO BẢO VỆ CON BẠN VÀ CÁC TRẺ KHÁC?

1. Giúp trẻ tự tin kể điều trẻ đang phải chịu đựng

Để làm được điều này bạn nên:

+ Đọc sách và sớm giáo dục cho trẻ hiểu về bạo hành và "những phần thân thể riêng tư, không ai được đụng vào" ngay từ 2.5 tuổi. Việc dạy này cứ từ từ mưa dần thấm đất. Việc dạy này không phải tạo cho trẻ áp lực hay cho những lời thái quá để làm trẻ sợ mà nhớ, đơn giản dạy trẻ về ngôn ngữ, cách nói lên cảm giác trẻ như thế nào khi bị đánh (VD, con sẽ đau), và những phần "riêng tư" nào bị lạm dụng, để khi trẻ bị lạm dụng vào những phần đó, trẻ biết kể chính xác về vị trí đó.

Điều này cho trẻ hiểu rằng bạo hành và lạm dụng trên những phần riêng tư của trẻ là hành vi sai. Việc chỉ ra điều sai trái là đáng cổ vũ, không phải là điều xấu hổ.

+ Khi trẻ có dấu hiệu bị bạo hành hay lạm dụng, bạn đừng tập trung hỏi về ai làm, mà hãy hỏi về cảm nhận của trẻ, chia sẻ sự sợ hãi trong trẻ để trẻ cảm thấy được an toàn. Khi đó, trẻ mới kể cho bạn nghe ai làm sau đó. Đừng bao giờ la mắng kiểu như "sao con ngu qua nhà nó làm gì để bị đánh" hay thể hiện cảm xúc tức giận. Điều này chỉ làm trẻ trở nên sợ hãi và giấu diếm

+ Bạn nên xây dựng lòng tin ở trẻ bằng việc thường xuyên giao tiếp, chơi cùng các con, quan tâm điều trẻ nói, điều trẻ hỏi và trả lời nó. Điều này sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa bạn và trẻ. Khi trẻ bị lạm dụng hay bị bạo hành, trẻ có khuynh hướng tìm người trẻ tin cậy. Nếu lòng tin đã được xây dựng, bạn sẽ là người được trẻ chọn để kể. Lúc đầu câu chuyện có thể lung tung, chỉ 1 vài chi tiết vì trẻ thiếu ngôn ngữ diễn đạt. Bạn nên lắng nghe và gợi hỏi, thay vì chất vấn trẻ ngay.

2. Quan sát các dấu hiệu trẻ đang bị bạo hành. Mặc dù, trẻ em thường có các vết bầm tím hay vết thương trên người do trẻ hay chạy nhảy, nhưng TS. Maguire, ĐH Cardiff, Anh nhấn mạnh những vết bầm hay vết thương do bạo hành là khá đặc trưng để cha mẹ nhận biết. Các bạn có thể xem hình đính kèm bên dưới.

3. Quan sát các dấu hiệu về tâm sinh lý thay đổi khi trẻ bị bạo hành hay lạm dụng

Trẻ có những dấu hiệu sau:

+Sợ sệt hay lo lắng dù trước đây không có

+Đòi mặc áo quần tay dài

+ Sợ sệt khi gặp ai đó hoặc trở về nhà

+ Thường lập lại những lời nói hoặc thể hiện những cách quan tâm vì sợ ai đó bị tổn thương. VD, mẹ đừng khóc con không sao.

+ Thường xuyên không khỏe hay mất tập trung. Do đó, học lực trên trường thường sa sút.

+Thường mất bình tĩnh hoặc hay hét lớn khi cảm thấy lo lắng, bối rối hoặc gặp người lạ.

Bottom line:

Bạn biết không! Đứa trẻ chịu đựng sự bạo hành hay lạm dụng nếu không được hỗ trợ và bảo vệ kịp thời có thể phát triển hành vi tâm lý bất thường khi lớn, cuộc sống trẻ sẽ luôn bị ám ảnh và không thể phục hồi.

Note

Maguire S. Which injuries may indicate child abuse?Archives of Disease in Childhood - Education and Practice 2010;95:170-177

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616