Gần đây tờ New York Post có đưa ra một vấn đề “Nếu như ngày xưa ông bà hay dụ trẻ bằng bánh kẹo thì ngày nay ông bà lại dụ trẻ bằng thời gian xem màn hình”.
Thực ra đó là kết quả từ một nghiên cứu dẫn đầu bởi những nhà khoa học Mỹ và Israel khi khảo sát về thời gian dùng màn hình của trẻ từ 2-7 tuổi. Trẻ con ngày nay được sinh ra bị bủa vây bởi sự phát triển nhanh của công nghệ thời đại số. Việc cấm trẻ tuyệt đối không được sử dụng thiết bị điện tử là một điều rất khó. Ngay cả ông bà cũng hiểu để thích nghi cách để “chiều chuộng” con trẻ. Điều quan trọng là cha mẹ cần biết cách để giúp trẻ phát triển tốt nhất trong thời đại số này.
Theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ, tùy theo độ tuổi của trẻ mà tổng thời gian sử dụng màn hình khác nhau
● Dưới 1.5 tuổi: trẻ không nên sử dụng màn hình từ các loại thiết bị như điện thoại, TV, ipad… thậm chí đó là một chương trình giáo dục hay video âm nhạc, trừ lúc gọi video cho người thân.
● 1.5 tuổi - 5 tuổi: Trẻ nên có tổng thời gian sử màn hình từ tất cả các thiết bị nên dưới 60 phút/ngày. Ưu tiên chọn các chương trình giải trí mang tính giáo dục hoặc phát triển kỹ năng.
● 6-12 tuổi: Không có tổng thời gian giới hạn sử dụng cho độ tuổi này, nhưng độ tuổi này nên khuyến khích các hoạt động sử dụng màn hình lành mạnh như giáo dục, phát triển kỹ năng, giao tiếp... Hướng tới khoảng 20 phút cho hoạt động trên màn hình thì nên có ít nhất 5-10 phút rời khỏi màn hình để mắt được nghỉ ngơi.
Cha mẹ không nên để trẻ tự do xem gì cũng được. Thay vào đó cha mẹ nên quy định thời gian, lựa chọn những chương trình giáo dục khoa học hợp độ tuổi để giúp trẻ có thời gian trên màn hình lành mạnh cũng như học được nhiều kỹ năng, đặc biệt độ tuổi 3-10 tuổi là giai đoạn thuận lợi cho rất nhiều thứ phát triển như ngôn ngữ, trí nhớ,…
1. Học ngoại ngữ
Tại sao học ngoại ngữ lại quan trọng ở độ tuổi sớm?
Bởi vì, trước 10 tuổi, đặc biệt thời điểm từ 3 - 7 tuổi, là thời điểm vàng cho các kỹ năng ngoại ngữ được phát triển vì lúc này 3 kỹ năng cùng phát triển là: khả năng nghe chính xác âm, khả năng nói bắt chước và khả năng nhận thức thông qua các hoạt động giao tiếp vui chơi. Do đó, các bài học tiếng Anh thông qua tương tác nói và nghe ở độ tuổi này sẽ giúp trẻ phát huy khả năng sử dụng tiếng Anh như người bản ngữ.
Ngày nay có rất nhiều ứng dụng trên điện thoại (app) được sử dụng trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ. Hơn nữa, một số app còn ứng dụng thêm công nghệ live interactive video như app học tiếng Anh Babilala để tăng sự tương tác và sự hứng thú cho người học. Khi lựa chọn ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ cha mẹ cần quan tâm các điều sau:
● Các bài học tiếng Anh nên thú vị và tập trung vào những khái niệm mà trẻ đã hiểu trong tiếng mẹ đẻ. Theo đó trẻ không phải học hai thứ cùng một lúc, một khái niệm và một ngôn ngữ mới, mà chỉ đơn giản là học tiếng Anh để nói về những thứ gì đó quen thuộc với trẻ. Ứng dụng nên hướng tới phát triển 4 kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ gồm nghe, nói, đọc, viết một cách tự nhiên thông qua các hoạt động vui chơi, kể chuyện, ca hát hơn là các bài học và bài tập khô khan nhàm chán.
● Thời gian mỗi bài học chỉ nên dưới 10 phút. Theo TS. Yavuz, ĐH Balikesir, các app giáo dục tương tác với trẻ nên dưới 10 phút vì đó là khoảng thời gian trẻ giữ được sự tập trung và sự hứng thú cao nhất trong các hoạt động.
● Những nghiên cứu gần đây cho thấy các ứng dụng điện thoại hiện nay có tính chất tương tác (interactive) với người học tốt hơn trước thông qua cho phép trẻ chạm, nghe, nói, hoặc trả lời… chứ không đơn thuần chỉ 1 chiều từ thầy cô. Cũng do sự tương tác 2 chiều làm những ứng dụng dạng interactive app này làm trẻ hứng thú vào các hoạt động của bài học, từ đó giúp trẻ ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Một ví dụ cho dạng interactive app này là ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ 3-8 tuổi Babilala, đây là ứng dụng có sử dụng công nghệ Live Interactive Video giúp trẻ làm quen các từ vựng theo từng chủ đề quen thuộc thông qua các hoạt động vui chơi, ca hát với giáo viên bản xứ ngay trên app. Trẻ có thể tương tác trả lời các bài học thông qua chạm, kéo thả, thậm chí phát âm từ vựng và hệ thống sẽ nhận dạng giọng đọc của trẻ với hệ thống chấm sao để khích lệ trẻ. Như một cách vừa học vừa chơi, những khái niệm mới hay từ vựng mới sẽ đi vào trẻ một cách tự nhiên và tạo hứng học thú lâu dài cho trẻ.
Hiện tại, ứng dụng học tiếng Anh Babilala có tốc độ tăng trưởng số 1 tại Đông Nam Á và được nhiều cha mẹ sử dụng với mức giá hợp lý, đang có chương trình ưu đãi giảm giá 51% cho người học.
2. Các kỹ năng khác
Bên cạnh ngoại ngữ, đây cũng là giai đoạn phát triển tốt một số kỹ năng như: giúp trẻ rèn luyện trí nhớ và toán học qua các chương trình đánh cờ, học đàn phím piano… hoặc giúp trẻ học cách tìm hiểu thông tin về động vật, thiên nhiên, môi trường và văn hóa các nước thông qua internet. Nhưng, trên hết trẻ nên được học trong môi trường vui chơi và khơi dậy sự tò mò của trẻ là chính.
Chúng ta thường nghĩ: cứ cho trẻ 1 chương trình giáo dục thật tốt thì trẻ sẽ có lợi ích. Nhưng, điều này là chưa đủ, đặc biệt trong giai đoạn độ tuổi nhỏ này.
Đầu tiên, cha mẹ cần dành thời gian để trải nghiệm cùng trẻ dù đó là học tiếng Anh trên các ứng dụng điện thoại hay vui chơi một trò nào đó. Một câu nói tôi rất thích của mẹ Teresa "khi nào tình yêu được tính, nó không phải bao nhiêu lần bạn làm, mà là bao nhiêu tình yêu bạn đặt vào để làm nó!" Với trẻ, nuôi dạy trẻ không phải bao nhiêu lần bạn dành thời gian chơi với trẻ, mà là bao nhiêu tình yêu, sự sáng tạo và công sức bạn thực sự đem vào với trẻ. Nếu làm được như vậy, hạt giống sẽ nảy mầm!
Tưởng tượng rằng: nếu như bạn cho trẻ học ở trường quốc tế có phương pháp giáo dục hiện đại hoặc đăng ký cho trẻ một cái ứng dụng dạy tiếng Anh rất tốt, nhưng cha mẹ chỉ bận tâm đến số tiền học phí mỗi tháng hay điểm số, mà không dành thời gian quan sát và hiểu sự hứng thú của trẻ thông qua tương tác với trẻ và giáo viên của trẻ thì hạt giống sẽ khó nảy mầm.
TS. Bagner, ĐH International Florida, Mỹ từng nhấn mạnh các interactive app có thể mang lợi ích tăng tương tác, hứng thú vào việc học ngôn ngữ và kỹ năng của trẻ, đặc biệt nếu có thêm sự hiện diện của cha mẹ. Một nghiên cứu gần đây tại ĐH Harvard cũng cho thấy việc sử dụng interactive app có thể gia tăng kết nối giữa cha mẹ và trẻ trong phát triển ngôn ngữ.
Notes
Blatt J. et al. (2021) Can Interactive Apps Promote Parent-Child Conversations in Low-Income Families?
Griffith SF, et al. (2020) Apps As Learning Tools: A Systematic Review. Pediatrics. 145(1):e20191579.
Galit Nimrod, Dafna Lemish, Nelly Elias. (2019) Grandparenting with media: patterns of mediating grandchildren’s media use. Journal of Family Studies 0:0, pages 1-19
---
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/124927393982155061