• 111
  • lang
  • lang

Làm sao nhận biết trẻ đang có sức đề kháng miễn dịch yếu?

hội thảo về Miễn Dịch Học tại Châu Âu vừa kết thúc. Tiêu điểm chính của năm nay nói về miễn dịch trẻ nhỏ. Một điều chúng ta cần biết đó là hệ miễn dịch trẻ nhỏ phải đến 8 tuổi mới có thể hoàn toàn tự do và thông thả tạo ra các chiến binh bảo vệ mình. Trước đó, đặc biệt trong những năm đầu đời trẻ nhỏ phụ thuộc phần lớn vào miễn dịch từ sữa mẹ. Trong đó, sữa non hay còn gọi là colostrum là có giá trị miễn dịch cao hơn tất cả. Dù quý giá như vậy, nhưng theo một báo cáo gần đây của WHO, có 3 trên 5 trẻ sinh ra không được bú mẹ trong giờ đầu tiên. Điều này thật sự rất đáng tiếc!

HIỂU VỀ SỨC ĐỀ KHÁNG MIỄN DỊCH CỦA TRẺ

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ là một hệ có tính tương tác rất cao, và luôn không ngừng học hỏi mỗi ngày thông qua các tác nhân gây bệnh để giúp hệ miễn dịch trẻ hoàn thiện hơn. TS. Davis- giám đốc Viện Miễn Dịch Học Stanford, từng cho biết: miễn dịch khỏe mạnh của con người không tự sinh ra là có, mà nó là kết quả thông qua những trải nghiệm từ các yếu tố môi trường xung quanh: đầu tiên hê miễn dịch của trẻ xuất phát điểm gần như là con số 0 sau đó nhận các yếu tố miễn dịch từ sữa mẹ. Kế, nó sẽ phát triển dần thông qua ăn uống, tiêm chủng, tiếp xúc tích cực với môi trường xung quanh thông qua chơi đùa ngoài trời nơi mà nó được “huấn luyện” để trở nên mạnh mẽ hơn.

Đặc biệt, giai đoạn 6 tháng -3 tuổi là giai đoạn "khoảng trống miễn dịch" hay ông bà ta còn gọi là 'đốt 3 tuổi" - rất quan trọng vì trẻ đang hoàn thiện các chức năng miễn dịch nhưng cũng là thời điểm trẻ dễ bị tấn công bởi các virus vi khuẩn từ môi trường. Có 1 vòng tròn luẩn quẩn giữa sức khoẻ và bệnh tật như sau:

khi sức đề kháng trẻ yếu --> dễ bị tấn công --> trẻ bị bệnh--> ăn uống không được ngon và đầy đủ --> trẻ lại thiếu vi chất và nguyên liệu để tạo ra kháng thể chống lại bệnh --> đề kháng yếu và lại bắt đầu 1 vòng lập lại.

Cứ như vậy, trẻ phát triển không thể tối ưu trong 6 năm đầu đời- thời điểm được xem là cửa sổ quan trọng cho nền tảng sức khỏe của trẻ.

3 dấu hiệu để nhận biết trẻ đang có sức đề kháng miễn dịch yếu

• Trẻ có nhiều hơn 4 đợt bệnh trong 2 tháng qua.

• Vết trầy xướt lâu lành hơn bình thường. Trung bình vết xướt, cắt nhỏ sẽ lành không quá 7 ngày hoặc 14 ngày với vết cắt sâu hơn.

• Trẻ có hơn 2 đợt tiêu chảy trong 1 tháng qua

CẦN LÀM GÌ ĐỂ XÂY DỰNG HỆ MIỄN DỊCH TRẺ KHỎE MẠNH?

1. Đừng bỏ lỡ sữa non!

Như đã đề cập ở trên, sữa non chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn chỉ 4-5 ngày sau sinh và lượng tiết ra cũng rất ít, bù lại sữa non colostrum này lại rất giàu dưỡng chất và kháng thể, đặc biệt là kháng thể IgG. IgG cũng là kháng thể duy nhất mà người mẹ truyền cho con thông qua nhau thai từ tháng thứ 6 của thai kỳ để giúp bảo vệ thai nhi khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến thai nhi giai đoạn trước sinh. Kháng thể IgG có vai trò nhận diện và kích hoạt các tác nhân miễn dịch khác nhằm tiêu diệt các mầm bệnh.

Do mang nhiều lợi ích về yếu tố miễn dịch, cho đến nay trên thị trường cũng có rất nhiều sản phẩm cung cấp dinh dưỡng cho trẻ tập trung vào lợi ích này của sữa non. Tuy nhiên việc lựa chọn những sản phẩm có bổ sung thành phần sữa non nên chọn từ những nguồn uy tín và tìm hiểu rõ thành phần miễn dịch được bổ sung vào (VD, hàm lượng IgG) cũng như hiệu quả lâm sàng liên quan đến sự phát triển của trẻ. Như sữa Colos Baby có chứa nhiều sữa non ColosIgG 24h mà chúng ta thường nghe nhắc đến trên thị trường, đây là sữa non có nguồn gốc từ Mỹ và là sữa non được thu trong 24 giờ nên có chứa lượng kháng thể IgG dồi dào, giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hoá.

2. Khuyến khích trẻ ăn uống đa dạng rau củ quả, đa dạng nguồn đạm từ cá, thịt, trứng. Trong đó, cá nên 2 ngày/tuần.

3. Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn nhanh, bim bim vì các thực phẩm này giàu đường và chất béo không tốt. Việc tiêu thụ các loại này ở độ tuổi nhỏ có ảnh hưởng đến sự phát triển miễn dịch của trẻ

4. Cho trẻ vui chơi và vận động hợp lý

Nhiều cha mẹ chỉ tập trung con ăn gì cho bổ, uống vitamin C cho tăng sức đề kháng miễn dịch, nhưng quên rằng trẻ cũng cần vận động và vui chơi lành mạnh.

Không cho trẻ dưới 2 tuổi chơi hoặc xem các thiết bị điện tử và giới hạn tối đa 1 tiếng/ngày cho trẻ trên 2 tuổi để có nhiều thời gian cho các hoạt động vận động lành mạnh, vui chơi và tương tác với môi trường xung quanh. Đó là cách tạo điều kiện cho hệ miễn dịch của trẻ học hỏi hơn là nằm dài xem tivi hay chơi điện thoại.

5. Khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc: tổng thời gian ngủ được khuyên theo từng độ tuổi của trẻ như sau:

4 – 12 tháng tuổi: 12 -16 giờ (gồm 2-4 giờ ngủ ban ngày)

1-2 tuổi: 11 – 14 giờ (gồm 1.5 -2 giờ ngủ ban ngày)

3 – 5 tuổi: 10 -13 giờ (gồm 0-45 phút ngủ ban ngày)

6 – 12 tuổi: 9 -12 giờ (gồm 20 – 45 phút ngủ ban ngày)

13 – 18 tuổi: 8 – 10 giờ (gồm 20 – 45 phút ngủ ban ngày)

Note

Ygberg S, Nilsson A. The developing immune system - from foetus to toddler. Acta Paediatr. 2012;101(2):120-127.

--- 

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:
- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111
- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111
- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:
+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616