• 111
  • lang
  • lang

Lao động phi chính thức: tầm ngắm của những chiêu trò dụ dỗ lao động di cư không an toàn (Phần 1)

Mạng lưới tổ chức môi giới di cư không an toàn và các nhóm tội phạm khác đang lợi dụng tình hình bất ổn do đại dịch COVID-19 để gây ra nhiều tổn thương hơn cho những người yếu thế. Và lao động phi chính thức là một trong số những người yếu thế hiện nay.

Nhóm người lao động phi chính thức là một trong những nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch. Không kỹ năng nghề nghiệp, đa phần không tham gia tổ chức đoàn thể nào nên dường như người lao động phi chính thức phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, nhất là khi ảnh hưởng của dịch COVID-19 rõ nhất.

Công việc phi chính thức được định nghĩa là “người lao động làm các công việc mà, theo luật định hoặc trên thực tế, không được pháp luật lao động bảo vệ, không phải đóng thuế thu nhập hoặc không được hưởng các chế độ bảo trợ xã hội và chế độ việc làm khác”. Khu vực kinh tế phi chính thức có vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động bao gồm cả nhóm lao động yếu thế trong xã hội.

Zalo
 
Zalo
 

Những công việc mà lao động phi chính thức thường tham gia: xe ôm, bán hàng rong, những quầy hàng kinh doanh nhỏ lẻ trong chợ, phụ hồ xây dựng, nhặt ve chai, làm thuê trong các hộ gia đình, phục vụ trong ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, tham gia vào các ngành nông lâm ngư nghiệp, v.v.

Trong năm 2019, theo Tổng cục thống kê Việt Nam, số giờ làm việc bình quân của cả nước năm 2019 là 45,3 giờ/tuần/LĐ, nhưng rất nhiều LĐ phi chính thức phải làm việc trên 48 giờ/tuần. Cá biệt, có tới 27,2% LĐ phi chính thức làm việc 48 - 59 giờ/tuần; có khoảng 8,9% LĐ làm việc trên 60 giờ/tuần.

Khi làm việc ở khu vực phi chính thức, COVID-19 đã làm nhiều người lao động tự do mất khoảng 50% thu nhập. Dịch bệnh xảy ra, giãn cách xã hội khiến họ khó có thể tiếp tục được các công việc trước đây của mình.

Zalo
 

Ở Việt Nam, các nhóm dễ bị tổn thương nhất trong thị trường lao động gồm người lao động làm công việc phi chính thức, lao động di cư và phụ nữ. Nhu cầu của họ trong đại dịch là vấn đề cấp bách và rất cần được quan tâm giải quyết.

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho biết, đến tháng 4 năm 2020, trên toàn thế giới có 2 tỷ người lao động trong khu vực phi chính thức (chủ yếu ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển) là nhóm có nguy cơ cao chịu các tác động tiêu cực. Do thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch cùng với các biện pháp phong tỏa đã có tới 1,6 tỷ lao động bị ảnh hưởng trong số 2 tỷ lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức trên toàn thế giới. Phần lớn trong số họ làm việc trong các lĩnh vực bị tác động nặng nề nhất hoặc trong các đơn vị kinh tế nhỏ dễ bị ảnh hưởng hơn trước các cú sốc, bao gồm: lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống, sản xuất, bán buôn và bán lẻ và hơn 500 triệu nông dân sản xuất phục vụ thị trường thành thị.

Zalo
 

Lao động phi chính thức phần lớn không có phương tiện hỗ trợ nào, phải chấp nhận đối mặt với sự chết đói hoặc chết do virus. Trong khi đó, sự đứt đoạn về cung ứng chuỗi thực phẩm càng làm trầm trọng thêm đối với những người làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức. Và khi phải áp dụng các biện pháp phong tỏa toàn diện, những nước có nền kinh tế phi chính thức lớn nhất đã phải chịu những hệ quả nặng nề nhất của đại dịch.

Việt Nam hiện có hơn 70% dân số có việc làm vẫn đang làm các công việc phi chính thức (gồm cả các việc làm nông nghiệp). Phần lớn những lao động này không được hưởng các hình thức bảo vệ cơ bản như khi làm những công việc chính thức, cụ thể đó là chế độ bảo vệ thu nhập, nghỉ ốm và chăm sóc y tế.

Trong cuộc khủng hoảng đại dịch Covid -19, lao động phi chính thức bị giảm thu nhập nhiều hơn so với lao động chính thức (tương ứng là 8,4% và 4,7%) so với cùng kỳ năm ngoái. Người lao động càng có bằng cấp, trình độ cao hơn, thu nhập giảm càng ít hơn.

Mời theo dõi phần tiếp theo

----------------

Nguồn tham khảo:

https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Tac-dong-cua-dai-dich-Covid-19-125

https://vietcetera.com/vn/kinh-te-phi-chinh-thuc-la-gi-vi-sao-ban-co-the-dang-tham-gia-nen-kinh-te-nay

https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/newsitems/WCMS_579925/lang--vi/index.htm

----------------

Ra nước ngoài làm việc luôn là một quyết định lớn và cần được chuẩn bị thấu đáo, cẩn trọng. Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV) - Dự án được tài trợ bởi Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh - thông qua trang thông tin "Nghĩ trước bước sau”, trang Facebook và Kênh Zalo của Tổng đài 111 cung cấp cho bạn thông tin để tìm hiểu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Xem các tập phim của series “Nghĩ trước bước sau” và cập nhật các bài viết trên các kênh truyền thông của Tổng đài 111 nằm trong chiến dịch “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” để cập nhật kiến thức, theo dõi tin tức chính thống về lao động và việc làm ở nước ngoài, đặc biệt là tại Anh cho người Việt Nam.  
Facebook Nghĩ trước bước sau: https://www.facebook.com/nghitruocbuocsau
Xem phim Nghĩ trước bước sau: https://www.shorturl.at/bJOVW
Tổng đài quốc gia 111: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
Tài khoản Zalo chính thức của Tổng Đài 111 https://zalo.me/124927393982155061